Tình hình Ukraine mới nhất ngày 3/8: Trung Quốc lao đao vì Nga-Ukraine tuyệt giao

author 05:58 03/08/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Ukraine mới nhất hôm nay gồm ‘Trung Quốc lao đao vì Nga-Ukraine tuyệt giao?’, ‘Vì sao Nga không thèm sử dụng tên lửa S-300 của Ukraine?’,…

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Nga-Ukraine tuyệt giao, Trung Quốc lao đao đóng tàu đổ bộ Zubr

Theo những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất hôm nay trên báo Trí Thức Trẻ, gần đây tạp chí Kanwa Asian Defence đăng bài viết có tiêu đề: "Những khó khăn của Trung Quốc khi lắp ráp tàu Zubr". Theo đó, trong năm 2015, Trung Quốc đã hoàn thành các khâu sơ bộ trên 2 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr thuộc mang số hiệu 3325, 3326.

Trong đó, chiếc tàu mang số hiệu 3326 được chuyển vội từ Ukraine về Trung Quốc vào tháng 3/2014, khi Nga tiến hành sáp nhập Crimea. Lúc ấy các thiết bị trên tàu vẫn chưa được lắp đặt hoàn chỉnh, ngoài cánh quạt và bánh lái. Khi được chuyển về nhà máy đóng tàu Huangpu, Trung Quốc rơi vào tình cảnh thiếu nhiều thiết bị.

Theo hợp đồng ký kết trước đó giữa 2 phía, phần thân tàu và động cơ đẩy được chế tạo tại Ukraine (khi đó là nhà máy More ở Feodosia) và vũ khí sẽ được lắp đặt tại Trung Quốc. Cũng theo hợp đồng này, cặp tàu thứ 2 sẽ được khởi đóng tại nhà máy Guangzhou Huangpu (Trung Quốc) với phần lớn bộ phận và tài liệu thiết kế do Ukraine chuyển giao. Sau đó Trung Quốc sẽ tự đóng và hoàn thiện.

Trung Quốc đang gặp khó khăn khi lắp ráp tàu đổ bộ Zubr trong bối cảnh tình hình Ukraine – Nga căng thẳng

Trung Quốc đang gặp khó khăn khi lắp ráp tàu đổ bộ Zubr trong bối cảnh tình hình Ukraine – Nga căng thẳng

Ngoài ra, Ukraine sẽ cung cấp thêm các bộ phận cần thiết để đóng chiếc Zubr thứ 5. Tuy nhiên sau khi Nga sáp nhập Crimea, đại diện Tập đoàn Rosoboronexport (Nga) đã nhiều lần nhắc lại rằng, Nga muốn giúp Trung Quốc hoàn thành toàn bộ chương trình tàu Zubr, nhưng điều kiện là phải ký lại hợp đồng giữa Nga và Trung Quốc.

Nói cách khác là thay thế nhà cung cấp thiết bị từ Ukraine thành Nga, mặc dù 10 năm trước, do Nga không muốn chuyển giao công nghệ đóng tàu Zubr nên Trung Quốc mới tìm tới Ukraine. Tháng 8/2015, Phó Tổng Giám đốc Rosoboronexport - ông Igor Sevastyanov cho biết, tập đoàn đã lên kế hoạch ký thỏa thuận với Trung Quốc.

Song, tính đến tháng 03/2016, hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa được ký kết. Cùng thời điểm đó, công ty Ukrspetsexport của Ukraine thông báo phía Trung Quốc vẫn còn khoản nợ khoảng 20 triệu USD, do hợp đồng ban đầu được ký với Kiev.

Tuy nhiên, nhà máy đóng tàu More ở Crimea yêu cầu Trung Quốc phải chuyển tiền trực tiếp cho họ. Vì thế, mối quan hệ giữa 3 nước (Nga, Trung Quốc, Ukraine) quanh hợp đồng này rất căng thẳng. Ở thời điểm hiện tại, theo Kanwa, có nhiều cơ sở để tin rằng Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc chế tạo các tàu Zubr.

Bởi dù có khả năng sao chép vũ khí nhưng Trung Quốc phải mất nhiều thời gian hơn mới có thể tiếp thu được công nghệ của tàu Zubr. Ngoài ra, do không có sự giúp đỡ của các chuyên gia Ukraine và Nga nên quá trình chế tạo các bộ phận sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vì sao Nga không thèm sử dụng tên lửa S-300 của Ukraine?

Báo Kiến Thức đưa tin theo hãng thông tấn Sputnik, tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Quân đội Ukraine còn nằm lại ở Crimea sẽ được cất giữ và bảo quản, Quân đội Nga không có nhu cầu sử dụng chúng. Hiện Crimea đã được bảo vệ bởi nhiều hệ thống phòng không hiện đại khác, như tổ hợp tên lửa S-400 có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa S-300.

Nga sẽ sử dụng tên lửa S-400 hiện đại để bảo vệ Crimea, theo những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất hôm nay

Nga sẽ sử dụng tên lửa S-400 hiện đại để bảo vệ Crimea, theo những tin tức về tình hình Ukraine mới nhất hôm nay

Việc Quân đội Nga không thèm sử dụng các tổ hợp tên lửa S-300 của Quân đội Ukraine tại Crimea có lẽ là do nước Nga có quá nhiều S-300, và họ chẳng cần thêm. Ước tính, lực lượng phòng không Nga hiện có 768 bệ phóng tổ hợp tên lửa S-300PMU nâng cấp và 185 bệ phóng S-300V/V4. Họ đang dần thay thế số S-300 này bằng S-400 và S-500.

Bên cạnh đó, phiên bản tên lửa S-300 mà Ukraine sở hữu – S-300PS được cho là đã lỗi thời, và đã không còn hoạt động trong Quân đội Nga nhiều năm qua. Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine chủ yếu nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS và S-300V. Phiên bản ở Crimea có khả năng cao là S-300PS được giới thiệu năm 1985.

Nga để ngỏ khả năng nối lại hoạt động hàng không với Ukraine

Ngày 1/8 vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Nga Maxim Sokolov  tuyên bố Moscow sẵn sàng đối thoại với Kiev về việc nối lại các chuyến bay giữa hai nước mặc dù hiện hai bên chưa tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào. Ông Sokolov cho biết các quyết định quan trọng về chính sách nhân sự trong hoạt động hợp tác với Ukraine đang được thông qua, nên có một số hy vọng trong việc khôi phục lại đường hàng không giữa 2 nước vốn bị đình trệ từ hồi tháng 10/2015.

Dù tình hình Ukraine đang căng thẳng nhưng Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán để nối lại các hoạt động hàng không giữa hai nước

Dù tình hình Ukraine đang căng thẳng nhưng Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán để nối lại các hoạt động hàng không giữa hai nước

Theo ông, các cuộc đàm phán vẫn chưa được tiến hành, song khẳng định lập trường cởi mở của Nga và coi đây là giải pháp cùng có lợi cho hai bên để tháo gỡ những bế tắc trong tình hình hiện nay. Khi trả lời các câu hỏi về khả năng nối lại các chuyến bay giữa Nga và Ukraine trong năm nay, Bộ trưởng Giao thông Nga cho rằng điều này phụ thuộc phần lớn vào phía Ukraine, còn phía Nga cam kết luôn sẵn sàng nối lại đối thoại với Kiev về bất cứ vấn đề gì, TTXVN cho hay.

Được biết kể từ ngày 25/10/2015, Ukraine tuyên bố chấm dứt hoàn toàn hoạt động giao thông đường hàng không với Nga. Sau đó, Nga cũng đã trả đũa bằng lệnh cấm tương tự, theo đó cấm các hãng hàng không Ukraine khai thác các chuyến bay qua không phận nước này, cũng áp dụng từ ngày 15/10. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từng cho rằng động thái trên của Ukraine là hành động "tự bắn vào chân mình".

Siêu bão có thể ‘xóa sổ’ toàn bộ đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông?(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, các cơn bão lớn đi qua Biển Đông có thể khiến đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa khó đứng vững.

Lan Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang