Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khởi sắc

author 16:25 07/03/2022

(VietQ.vn) - Tháng 2 có kỳ nghỉ tết Nguyên đán với nhiều hoạt động khai xuân, lễ hội nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 2,5%); trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,4%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 0,5%).

Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 năm 2022 ước đạt 421,8 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với tháng trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 338,9 nghìn tỷ đồng, giảm 8,1% so với tháng trước và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 41,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng 12,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 999 tỷ đồng, giảm 1,3% và tăng 39,4%; doanh thu dịch vụ khác đạt 40,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% và giảm 0,7%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 876 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 0,7%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm khởi sắc

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 707,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với năm 2021. Cụ thể từng nhóm hàng như sau:

Nhóm hàng lương thực, thực phẩm ước đạt 244,1 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm ngành hàng (34,5%) tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước; hàng may mặc ước đạt 35,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,0%, giảm 8,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước đạt 80,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, giảm 9,1%;

Vật phẩm văn hóa, giáo dục ước đạt 9,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3%, tăng 12,7%; phương tiện đi lại ước đạt 38,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,4%, tăng 4,3%; xăng dầu các loại ước đạt 82,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7%, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do giá xăng dầu tăng cao.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Bình Dương tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hà Nội tăng 9,3%; Đồng Nai tăng 9,1%; Hải Phòng tăng 8,9%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 7,6%; Khánh Hòa tăng 3,6%; TP.HCM tăng 3,4%; Cần Thơ tăng 3,0%; Đà Nẵng giảm 21,9%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng năm nay ước đạt 82,3 nghìn tỷ đồng, giảm 1,8% so với 2 tháng đầu năm 2021. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 6,6 nghìn tỷ đồng, giảm 6,4%; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 75,7 nghìn tỷ đồng, giảm 1,3% so với cùng kỳ.

Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống 2 tháng đầu năm của một số địa phương biến động như sau: Bắc Ninh tăng 39,6%; Lâm Đồng tăng 34,5%; Khánh Hòa tăng 22,1%; Bình Định tăng 20,1%; Phú Yên tăng 17,5%; Hà Nội tăng 12,7%; Quảng Ninh tăng 7,5%; Bến Tre giảm 25,1%; Cà Mau giảm 26,4%; Sóc Trăng giảm 27,6%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 29,1%; Hậu Giang giảm 59,1%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm khởi sắc

 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 2 tháng đầu năm khởi sắc.

Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm 2022 đạt 2,0 nghìn tỷ đồng, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 giảm 65,2%) do chính sách mở cửa du lịch, xu hướng phát triển các tour du lịch tại quần thể nghỉ dưỡng khép kín dịp đầu năm.

Doanh thu du lịch lữ hành 2 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Khánh Hòa tăng 466,2%; Lạng Sơn tăng 16,3%; Cần Thơ tăng 4,8%; Hà Nội tăng 3,5%; Đà Nẵng giảm 2,8%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 19,6%.

Doanh thu dịch vụ khác 02 tháng đầu năm 2022 ước đạt 84,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo từng lĩnh vực dịch vụ: Dịch vụ y tế giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm 3,5%; dịch vụ hành chính và hỗ trợ giảm 3,3%; dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 19,2%; dịch vụ vui chơi giải trí giảm 12,1%; dịch vụ khác tăng 3,3%.

So với cùng kỳ năm 2021 doanh thu dịch vụ khác của một số địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh giảm 38,7%; Đà Nẵng giảm 21,2%; Hà Giang giảm 10,0%; Thừa Thiên – Huế giảm 8,9%; Bình Phước giảm 7,5%; Vĩnh Phúc giảm 7,2%; Hải Phòng giảm 6,8%; Lào Cai giảm 6,7%; Quảng Ngãi giảm 3,0%; Tiền Giang giảm 2,3%; Hưng Yên giảm 1,2%; Kiên Giang giảm 0,9%. Ở chiều ngược lại, một số tỉnh vẫn duy trì đà tăng trưởng dương như: Lâm Đồng tăng 2,3%; Hà Nội tăng 2,6%; Cần Thơ tăng 2,7%; Bắc Giang tăng 3,9%; Lạng Sơn tăng 5,0%.

Nam Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang