Chu Vĩnh Khang bị tố là nhân tố chính khiến tỉnh Tứ Xuyên nhuốm màu tham nhũng

author 18:53 09/03/2015

Cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang, hiện đang chờ ngày xét xử do cáo buộc nhận hối lộ, bị tố cáo là nhân tố chính gây nên nạn tham nhũng Trung Quốc ở tỉnh Tứ Xuyên.

Sự kiện: Tham nhũng ở Trung Quốc

South China Morning Post dẫn lời ông Wang Dongming, Bí thư của tỉnh Tứ Xuyên, hôm qua cho rằng sự dính líu lâu dài của ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Trung Quốc, người đang chờ ngày xét xử do cáo buộc tham nhũng Trung Quốc , đã gây nên nạn tham nhũng ở tỉnh Tứ Xuyên. "Sự can thiệp của ông Chu có tác động tồi tệ đến môi trường chính trị của Tứ Xuyên", ông Wang nói. Điều này khiến Tứ Xuyên trở thành một "trường hợp đặc biệt" trong chiến dịch chống tham nhũng trên khắp Trung Quốc.

Theo VnExpress, Tứ Xuyên, Giang Tây và Sơn Tây là các tỉnh bị ảnh hưởng mạnh nhất trong chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cuối năm 2012. Theo ông Wang, trước Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, các quan chức Tứ Xuyên cố gắng tiếp cận các quan chức cấp cao nhằm tìm kiếm các "cơ hội mới". Ông Wang cho rằng chiến dịch chống tham nhũng ở Tứ Xuyên là cuộc chiến khó khăn, lâu dài nhưng đã có những cải thiện rõ rệt.

Ông Chu Vĩnh Khang bị tố là người gây ra vấn nạn tham nhũng Trung Quốc, tại tỉnh Tứ Xuyên

Ông Chu Vĩnh Khang bị tố là người gây ra vấn nạn tham nhũng Trung Quốc, tại tỉnh Tứ Xuyên

Từ năm 2012, Trung Quốc trừng phạt gần 28.000 quan chức, gồm các cán bộ của 60 thành phố và cấp cục, vụ, hơn 24.000 trường hợp vi phạm nguyên tắc của đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra. "Những con số này cho thấy quyết tâm của chúng ta, chúng cũng cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng trong các đảng viên", ông Wang nói.

Ông Chu Vĩnh Khang là bí thư của Tứ Xuyên từ năm 1999 đến 2002, trước khi được thăng chức lên ủy viên thường trực Bộ Chính trị. Ông ta được cho là phát huy ảnh hưởng của mình trong suốt thập kỷ sau đó. Con trai ông Chu là Chu Bân, tham gia một số dự án kinh doanh ở Tứ Xuyên và có sự cộng tác với các quan chức địa phương. 

Việc điều tra ông Chu khiến một số cán bộ cấp cao của Tứ Xuyên và các tỉnh khác liên đới. Đó là Lý Sùng Hy, cựu chủ tịch Ủy ban Chính hiệp Tứ Xuyên, Quách Vĩnh Tường, cựu Phó tỉnh trưởng Tứ Xuyên, cựu bí thư Thành Đô Lý Xuân Thành và cựu phó chủ tịch Hải Nam Đàm Lực.

Ông Chu chính thức bị điều tra tháng 7 năm ngoái. Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm 7/1 công bố chuyển vụ án Chu Vĩnh Khang và 29 quan chức cấp cao khác sang cơ quan công tố, chuẩn bị xét xử.

Lãnh đạo cao nhất tỉnh Sơn Tây cho biết tham nhũng Trung Quốc, đặc biệt là ở Sơn Tây không phải đơn lẻ mà thành cụm, thành đống

Lãnh đạo cao nhất tỉnh Sơn Tây cho biết tham nhũng Trung Quốc, đặc biệt là ở Sơn Tây không phải đơn lẻ mà thành cụm, thành đống

Bên cạnh vấn nạn tham nhũng tại tỉnh Tứ Xuyên thì tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, vấn đề bài trừ tham nhũng cũng đang vô cùng nhức nhối. Ông Vương Nho Lâm, lãnh đạo cao nhất tỉnh Sơn Tây tiết lộ: do ảnh hưởng của tham nhũng, cán bộ cấp tỉnh quản lý hiện thiếu tới 300 người, vấn đề nhân sự hiện là cam go nhất. Hiện đang khuyết 3 bí thư thành ủy, 16 bí thư huyện ủy, 13 chủ tịch huyện.

Vấn đề tham nhũng nghiêm trọng ở Sơn Tây không phải là đơn lẻ, mà là thành cụm, thành đống. Tình hình rất nghiêm trọng, số tiền rất lớn, vụ nào cũng mấy triệu, chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu, có người thậm chí đến tháng 9/2014 vẫn chưa chịu ngừng tay.

Hoàng Anh (T/h)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang