Cách ăn súp lơ xanh chống bệnh ung thư hiệu quả nhất

author 06:53 14/01/2016

(VietQ.vn) - Súp lơ xanh rất giàu vitamin và chất xơ, cũng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có tác dụng chống ung thư rất tốt.

Cách ăn súp lơ xanh chống bệnh ung thư hiệu quả nhất

Ăn súp lơ xanh với cà chua giúp tăng hiệu quả phòng chống ung thư

Trong đó hợp chất tự nhiên sulforaphane có thể ngăn ngừa sự oxy hoá hệ thống miễn dịch, ngoài ra còn có thể phòng ngừa bệnh viêm khớp do thoái hoá, tăng cường chức năng miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể chóng phục hồi sức khoẻ. Thành phần dinh dưỡng trong súp lơ xanh rất toàn diện, bao gồm protein, carbohydrate, chất béo, chất khoáng, carotene...

Theo phân tích, trong 100g súp lơ xanh có chứa 3,5-4,5g protein, 5,1g carbohydrate, vitamin A có hàm lượng rất cao, thành phần khoáng chất trong súp lơ xanh cũng rất toàn diện, canxi, sắt, phốtpho, kali, kẽm, mangan... đều có hàm lượng rất phong phú, tương đương với súp lơ trắng. Súp lơ xanh sau khi hấp hoặc luộc có chứa carotene, vitamin A và C, kali, axit folic, magiê, axit pantothenic, sắt và phốtpho. Súp lơ xanh có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ, còn có hiệu quả diệt khuẩn và phòng chống viêm nhiễm rất tốt.

Tiền thân của sulforaphane là glucosinolates, được myrosinase chuyển hoá thành, myrosinase khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ phá huỷ hoạt tính, hạn chế tổng hợp  sulforaphane. Thời gian nấu súp lơ xanh quá lâu sẽ làm mất chất chống oxy hoá như vitamin. Nhưng do cuống của loại rau này tương đối to, nấu trong thời gian ngắn rất khó chín, mà ăn cũng không ngon. Cho nên trước khi chế biến nên dùng dao khía trên cuống vài hình chữ Thập để tăng diện tích chịu nhiệt của cuống rau, như vậy vừa đảm bảo rau chín đều, lại có thể giữ được chất dinh dưỡng.

Tác dụng dưỡng sinh

Mỗi tuần ăn từ 3-5 bữa súp lơ xanh là có thể phát huy hữu hiệu tác dụng chống ung thư. Nghiên cứu phát hiện, khi ăn súp lơ xanh, nếu cho thêm ít mù tạc thì hiệu quả chống ung thư càng mạnh, mà hiệu quả ngày càng thấy rõ. Chất phát huy tác dụng trong mù tạc có tên là myrosinase, đó là dung môi cần thiết để hình thành chất chống ung thư sulforaphane trong súp lơ xanh. Chuyên gia cho biết, tuy vi sinh vật có thể phóng ra sulforaphane ở ruột kết, nhưng tại đây hấp thu tương đối chậm, ăn súp lơ xanh thêm một ít mù tạc thì có thể hấp thu nhiều hơn ở dạ dày - ruột trên, do đó tác dụng chống ung thư cũng tốt hơn.

Cách ăn đạt hiệu quả chống ung thư tốt nhất

Hấp cách thuỷ chừng 5 phút để giữ được myrosinase tốt nhất, hiệu quả chống ung thư cũng tốt hơn. Một cây súp lơ xanh có rất nhiều bông, mỗi bông lại gồm rất nhiều chẽ, khi thái trên thớt, rất nhiều chẽ hoa nhỏ sẽ bị rơi ra ngoài. Tốt nhất là đem rửa sạch rồi dùng kéo cắt từng bông ở phần nối bông với gốc, sau đó dùng tay để tách, như vậy sẽ không bị mất những chẽ hoa vụn.

Ăn cùng với cà chua

Chuyên gia nghiên cứu của trường Đại học Johns Hopkins phát hiện, sulforaphane trong súp lơ xanh có tác dụng nâng cao hoạt tính của men giải độc chất gây ung thư, có hiệu quả chống ung thư. Họ còn phát hiện, ăn súp lơ xanh cùng cà chua thì hiệu quả chống ung thư sẽ tốt hơn. Cà chua nấu lên có thể nâng cao hàm lượng lycopen, lycopen là sắc tố có trong các loại rau quả màu đỏ, chủ yếu có trong cà chua chín. Lycopen là một trong những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong tự nhiên, khả năng loại bỏ gốc tự do mạnh hơn vitamin E 100 lần.

Ăn súp lơ xanh thường xuyên không chỉ có thể phòng ung thư, còn bổ sung nhiều loại vitamin. Súp lơ xanh ăn rất giòn, có thể chế biến thành món xào chay hoặc luộc, cũng có thể trần qua rồi làm salad, nói chung là có rất nhiều cách ăn. Nghiên cứu mới đây phát hiện, so với người không ăn súp lơ, người mỗi tuần ăn súp lơ ít nhất một lần nguy cơ mắc bệnh ung thư thận giảm 32%, ung thư thực quản giảm 28%, ung thư khoang miệng, ung thư dạ dày và ung thư vú đều giảm 17%.

Lâm Nhi


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang