Cẩn trọng với chất tạo mùi - nhân tố gây kích ứng da

author 06:18 10/07/2016

(VietQ.vn) - Chị em cần hết sức cẩn thận với chất tạo mùi trong các loại mỹ phẩm bởi chúng có thể là những nhân tố gây kích ứng da, đặc biệt là với da nhạy cảm.

Sự kiện: Mỹ phẩm & Làm đẹp

Hầu hết động tác đầu tiên của chị em phụ nữ khi mới mở nắp hộp kem là ngửi thử mùi hương trước khi tìm hiểu tác dụng, hiệu quả, thành phần hay giá cả. Trong ngành mỹ phẩm - không kể nước hoa là sản phẩm đặc biệt tạo mùi trực tiếp cho thân thể - có gần 5.000 chủng loại hương liệu khác nhau được phối chế trong các mặt hàng từ dầu gội, kem đánh răng đến soi môi, chì kẻ...

Kỹ thuật "phối hương" là một trong những "bí quyết" không có nhà sản xuất nào công bố. Mục đích của nhà sản xuất là tạo ra một loại mùi, nhằm:

- Phủ lấp mùi hôi tanh khó chịu của các loại dầu mỡ, hoạt chất trong nguyên liệu pha chế.

- Tạo "ảo giác" cho khách hàng bằng loại mùi gây ấn tượng thơm tho và đắt tiền.

- Tạo hương riêng cho sản phẩm của mình.

Ảnh hưởng của chất tạo mùi tới cơ thể

Về mặt hóa lý, 100% hương liệu phối chế này là các loại hóa chất tổng hợp thuộc loại alcohol, aldehyde, phenol, họ chất thơm không bảo hòa (như acide cinnamique, eugenol...), các chất dẫn xuất từ benzene bị chloro-hóa hay nitro-hóa. Những hương liệu tổng hợp này còn được bổ sung thêm những hoạt chất hãm mùi - làm chậm bốc hơi - để giữ hương thơm được lâu hơn cho sản phẩm sau khi thoa lên da.

Tuy nhiên, những hoạt chất này rất dễ gây ra các phản ứng oxid-hóa, trở thành nhân tố xúc tác giữa các nguyên liệu được pha chế, làm mất đi chức năng ban đầu của hoạt chất trong lúc trộn, khuấy, gia nhiệt của quy trình công nghệ, bản thân các sản phẩm có thể bị hủy hoại từ cơ chế của các phản ứng hóa học mà ngay nhà sản xuất cũng không lường trước được khi chạy theo khuynh hướng "tạo mùi" hấp dẫn trong kinh doanh. Hơn thế nữa, về mặt dược lý, những hương liệu thuộc họ alcohol, chất thơm, aldehyde, banzene ... là những hóa chất có độc tính cao có khả năng gây ra tai biến cho da như:

Chất tạo mùi trong mỹ phẩm là một nhân tố gây tai biến

 Chất tạo mùi trong mỹ phẩm là một nhân tố gây tai biến

Kích thích gây dị ứng đột biến như bỏng (nóng rát), dộp, khô da.

Có khả năng gây bệnh ung thư, hủy hoại tế bào theo từng vùng hay nơi có hóa chất tiếp xúc.

Hủy diệt hoặc làm rối loạn các sắc tố, tạo ra những vùng da bị đốm trắng bệch, và có trường hợp ngược lại gây chứng nám khi da thoa kem có hương liệu mạnh, tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại (ánh nắng) hay nhiệt độ cao.

Các loại mỹ phẩm màu như son môi, chì kẻ, mascara, phấn hoa...được pha bột màu, dầu mỡ và hương liệu khá đậm đặc, tiếp xúc với miệng, mắt, mũi vì vậy những độc tố trong các hóa chất này có khả năng thâm nhập qua đường hô háp, ăn uống... gây các chứng bệnh nhiễm độc tố nguy hại trực tiếp đến cơ thể.

Điều khác biệt giữa sản phẩm không mùi và sản phẩm không chứa chất tạo mùi

Hai sản phẩm này không có nhiều sự khác biệt và không thể khẳng định sản phẩm không mùi thì không chứa chất tạo mùi. Một số nguyên liệu thô như chiết xuất men, hay đậu nành rất tốt cho da nhưng lại nặng mùi khiến cho người tiêu dùng thấy khó chịu. Để khiến các thành phần này mất mùi, các nhà sản xuất sẽ cho thêm một ít chất tạo mùi. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, biện pháp này được gọi là “trung hòa khứu giác” vì công thức sản phẩm này có chứa chất tạo mùi để che đậy đi mùi đặc trưng ban đầu.

Làm thế nào để biết cơ thể có dị ứng với sản phẩm có chất tạo mùi?

Trước hết, phòng cháy hơn chữa cháy. Đối với các làn da nhạy cảm hay thường xuyên bị dị ứng, tốt nhất nên tránh các sản phẩm chứa chất tạo mùi bằng cách sử dụng các sản phẩm không chứa chất tạo mùi hoặc ít nhất có thể.

Chất sát khuẩn triclosan 'dấy lên' mỗi lo ngại ung thư(VietQ.vn) - Người ta đã đặt vấn đề về sự an toàn của triclosan dùng làm chất phụ gia trong khá nhiều sản phẩm dùng hằng ngày trên khắp thế giới, trong đó có mỹ phẩm.

Thu Thảo (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang