Chất tạo ngọt thực phẩm: Thủ phạm gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em

author 06:56 21/08/2019

(VietQ.vn) - Nghiên cứu mới cảnh báo, chất tạo ngọt được sử dụng trong soda, bánh quy và kem có thể dẫn đến các bệnh về gan ở trẻ em thậm chí có thể gây tử vong.

Các nhà khoa học đã chứng minh, fructose chính là chất dạng đường gây tử vong nhiều nhất, thậm chí có hại đến sức khoẻ hơn nhiều so với đường. Fructose cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ sớm ở trẻ nhỏ, một tình trạng thường gặp ở người nghiện rượu có thể dẫn đến ung thư, đột qụy và các vấn đề về tim. Căn bệnh này đang phát triển trở thành vấn đề đáng lo ngại khi cứ 4 trẻ em thì có 1 người mắc béo phì ở độ tuổi 15.

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, tiến sĩ Samir Softic, thuộc Trung tâm Chấn thương Joslin ở Boston cho biết: "So với những người thừa cân béo phi ở tuổi 30, căn bệnh này trở nên đáng lo ngại hơn ở trẻ 13 tuổi, những người có chức năng gan bình thường đến gan nhiễm mỡ rồi đến viêm gan trong khoảng thời gian vài năm. Trẻ em cũng ăn nhiều đường hơn người lớn, vì vậy fructose có thể là nguy cơ, điều này sẽ làm tình trạng sức khỏe của trẻ xấu đi sớm hơn".

Siro bắp với lượng fructose cao được sử dụng nhằm tạo ngọt cho đồ uống và nhiều thực phẩm chế biến khác. Nó được tìm thấy tự nhiên trong trái cây nhưng các nhà sản xuất loại bỏ các chất xơ và chất dinh dưỡng để cung cấp nhu cầu về đường ngay lập tức.

 Fructose chính là chất dạng đường gây tử vong nhiều nhất.

Hiện nay, các thí nghiệm đã chứng minh những con chuột ăn fructose có sự trao đổi chất kém hơn những con chuột được cung cấp một lượng tương tự glucose, một dạng thành phần khác trong bảng đường. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Clinical Investigation, động vật được cho ăn thường xuyên hoặc với thực phẩm có lượng chất béo lớn cũng như được uống nước hoặc nước ngọt có đường fructose hoặc glucose. Hơn 10 tuần, không con vật nào trong chế độ ăn uống thường xuyên có thể phát triển sức đề kháng insulin, yếu tố chính trong các bệnh trao đổi chất như bệnh đái tháo đường, mặc dù những con chuột tiêu thụ một trong hai dạng đường có khối lương lớn hơn đáng kể.

Nhưng giữa những con chuột có chế độ ăn nhiều chất béo, có sự khác biệt đáng kể giữa những con uống fructose và glucose.

Tiến sĩ Softic, bác sỹ chuyên khoa dạ dày ruột nhi ở Bệnh viện Nhi Boston nói: "Fructose có liên quan đến các hậu quả chuyển hóa tồi tệ hơn".

Các con chuột ăn nhiều chất béo trở nên béo phì nhanh hơn và có khả năng kháng insulin nhiều hơn so với những con khác có chế độ ăn kiêng glucose. Và trong khi cả hai nhóm động vật đều thêm chất béo vào gan, thành phần của chúng khá khác nhau.

Đồng tác giả Giáo sư Ronald Kahn giải thích rằng so sánh sáu chế độ ăn uống "cho chúng ta một cách chính xác hơn nhiều về vai trò của fructose so với glucose trong chế độ ăn uống, và tác hại của nó khi được bổ sung vào chế độ ăn uống bình thường so với chế độ ăn uống có nồng độ chất béo cao?".

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra sản xuất enzyme Khk được yêu cầu trong bước đầu tiên của quá trình chuyển hóa fructose, đã được tăng lên ở gan của những con chuột uống fructose. Khi các nhà khoa học kiểm tra các mẫu gan từ thanh thiếu niên béo phì ở lứa tuổi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, họ cũng thấy mức Khk cao hơn. Enzym Khk đặc biệt quan trọng trong fructose, nhưng không có trong glucose.

Giáo sư Kahn nói: "Mặc dù đường fructose và glucose là đường, các tế bào xử lý chúng rất khác nhau". Điều đó có thể đưa ra một mục tiêu để kiềm chế sự chuyển hóa fructose.

Các thí nghiệm tiếp theo trên chuột đã tìm thấy lượng protein giảm làm giảm trọng lượng gan và cải thiện dung nạp glucose, đặc biệt là trong chế độ ăn giàu chất béo và fructose. Giáo sư Kahn nói: "Bệnh này gần như luôn luôn liên quan đến chứng béo phì. Một khi các tế bào mỡ chứa đầy mỡ và chúng không còn giữ được nữa, lượng mỡ thừa dày lên chuyển sang các mô khác, và gan là nơi tốt nhất tiếp theo".

Hầu như tất cả những người béo phì mắc bệnh tiểu đường đều thêm chất béo vào gan họ. Tiến sĩ Softic cho biết: "Những người này có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hơn, vì béo phì là yếu tố dẫn đến cả hai điều kiện".

Trong khi béo phì lây lan trên toàn thế giới, gánh nặng bệnh gan nhiễm mỡ và suy gan liên quan sẽ trở thành yếu tố phổ biến nhất thúc đẩy sự cần thiết phải cấy ghép gan. Một lá gan khỏe mạnh nên chứa ít hoặc không có chất béo, nhưng ước tính cứ ba người Anh có một người mắc bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu, bởi có một lượng nhỏ chất béo trong gan của họ. Người ta cũng lo ngại có tới một phần mười trẻ em bị bệnh gan.  

Huy Hoàng (theo: dailymail)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang