Nhật đặt mục tiêu giảm khí thải nhà kính nhờ điện hạt nhân

author 16:24 27/06/2015

(VietQ.vn) - Nhật Bản hoàn thành Định mức đóng góp quốc gia dự kiến (INDC) ngay sau khi nuớc này quyết định cho nhà máy hạt nhân hoạt động trở lại hôm 13/8.

Sự kiện: Phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Báo Vietnamnet đưa tin theo WNN, Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày hôm qua đã công bố rằng họ đã nhận được Định mức đóng góp quốc gia dự kiến (INDC) của Nhật Bản.

Cụ thể, Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm tài chính 2030 (kết thúc tháng ba năm 2031) giảm mức phát thải khí nhà kính một lượng 26% so với năm tài chính 2013. Điều này tương đương với lượng 1.042 tỷ tấn dioxide carbon (CO2) trong năm 2030.

Trên thực tế, 90% luợng khí thải nhà kính của Nhật Bản đều thải ra chủ yếu từ các nghành côg nhiệp năng luợng kém phát CO2. Do vậy, để có thể giảm thiểu luợng khí thải CO2, Nhật Bản sẽ phải tiếp tục dựa vào điện hạt nhân.

Nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản

Nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản 

Là một quốc gia khan hiếm tài nguyên, Nhật Bản từng dựa vào năng lượng hạt nhân để cung cấp 25% lượng điện. Tuy nhiên, sau thảm hoạ hạt nhân năm 2011, Nhật Bản đã phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Nỗ lực mới nhất của chính phủ Nhật nhằm khắc phục tình trạng thiếu thốn năng luợng hiện nay là cho phép Lò phản ứng số 1 ở nhà máy điện hạt nhân Sendai, cách thủ đô Tokyo gần 1.000 km về phía tây nam, hoạt động trở lại, cho dù vấp phải sự phản đối của nguời dân.

Ngoài ra, trong chính sách năng lượng mới của Nhật Bản, điện hạt nhân dự kiến sẽ chiếm 20-22% tổng sản lượng điện của Nhật Bản vào năm 2030 cộng với một phần tương đương từ các nguồn năng lượng tái tạo. Phần điện năng còn lại sẽ được đáp ứng bằng than (26%), LNG (27%) và dầu (3%). Ở đây, rõ ràng, chính sách "sử dụng điện hạt nhân có bảo đảm quy chế an toàn mới” đã được xác nhận là không thể loại bỏ được.

Vào tháng 3/2011, một trong những cuộc động đất và sóng thần mạnh nhất từng được ghi nhận xảy ra ngoài khơi bờ biển của Nhật Bản đã gây hư hại nặng nề cho nhà máy Fukushima. Đã có khoảng 160.000 người được sơ tán khỏi các khu vực xung quanh nhà máy. Nồng độ bức xạ tại những khu vực này tiếp tục đo được ở mức cao khiến họ đến nay vẫn chưa thể trở về nhà. Việc loại bỏ các tàn dư hạt nhân sẽ được bắt đầu vào năm 2022, dự kiến kéo dài tới 40 năm.

Đinh Ly (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang