Những hiện tượng kỳ lạ trong vũ trụ

author 19:05 04/07/2014

(VietQ.vn) - Nói đến những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất, chúng ta phải kể đến những gì đang diễn ra ngoài vũ trụ bao la, nơi ẩn chứa nhiều điều mà con người chưa thể khám phá hết.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hiện tượng mưa pha lê kỳ lạ

Nhiều người đã biết đến hiện tượng mưa đá hay mưa sao băng, tuy nhiên mưa pha lê là một hiện tượng kỳ lạ hơn mà chỉ có thể thấy trong vũ trụ.

hiện tượng kỳ lạ trong vũ trụ

Hình ảnh đẹp mắt của mưa pha lê

Ngôi sao HOPS-68 cách Trái đất 1.350 năm ánh sáng là một ngôi sao có cấu trúc gần giống Mặt Trời khi mới hình thành. Xung quanh ngôi sao này tồn tại một đám mây bụi khí, mà trong đó thành phần chính là những tinh thể olivin màu xanh lá cây (một loại đá quý trên Trái đất có cấu tạo chính là sắt và magie). Điều đặc biệt là do nhiệt độ khá lạnh của các đám bụi khí này (khoảng -170 độ C), khiến các tinh thể olivin ngưng tụ thành các hạt nhỏ và rơi xuống giống như một cơn mưa pha lê xanh đẹp kỳ diệu.

Những "kẻ ăn thịt"  trong vũ trụ

Giống như những sinh vật trên Trái Đất, các thiên hà có thể "ăn" lẫn nhau và nhờ đó mà chúng tiến hóa. Andromeda, thiên hà nằm sát dải Ngân hà, đang trong quá trình nuốt chửng nhiều vệ tinh của nó. Hơn một chục chòm sao nằm rải rác khắp Andromeda. Các nhà khoa học cho rằng chúng là tàn dư còn sót lại sau những "bữa ăn" của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ trong vũ trụ

Va chạm giữa Andromeda và dải Ngân hà 

Hiện tượng mưa cát và sắt nóng chảy độc đáo

Sao lùn nâu hình thành từ các ngôi sao thiếu khối lượng và vật chất cần thiết để đốt cháy. Do đó chúng tương đối lạnh, một số trong số sao lùn nâu thậm chí có thể lạnh hơn cơ thể con người. Nhiệt độ thấp nghĩa là chúng không thể phát sáng để kính thiên văn phát hiện ra. Trong số đó có sao lùn nâu 2M2228 cách 39, 1 năm ánh sáng với những thay đổi ánh sáng trên bề mặt cứ 90 phút một lần.

Những hiện tượng kỳ lạ trong vũ trụ

Hình ảnh sao lùn nâu

Sự khác biệt này là kết quả của những đám mây di chuyển trên bề mặt của sao lùn trong cơn bão có kích thước của Trái Đất. Nhiệt bề mặt của ngôi sao khoảng 600-700 độ C, vì vậy những đám mây được tạo thành từ những vật chất kỳ lạ, trong đó có cát và những giọt sắt nóng chảy. 

Hiện tượng sóng siêu nhiệt

HD 80606b là một “sao Mộc nóng” khác chỉ lớn gấp 4 lần bản gốc mà chúng ta đã biết. Với quỹ đạo elip dẹt hành tinh quanh ngôi sao của nó mất 111,4 ngày và có có khoảng cách bằng 0,88 lần khoảng cách Trái Đất đến Mặt Trời.

Trong khi quan sát hành tinh này, các nhà khoa học phát hiện ra sự thay đổi bức xạ nhiệt vô cùng lớn trên bề mặt của nó. Sự thay đổi bức xạ đột ngột chỉ trong một vài giờ khiến nhiệt độ trên bề mặt của hành tinh tăng gấp đôi từ 500 độ C lên tới hơn 1.000 độ C. Hiện tượng dao động nhiệt độ này là lớn nhất so với tất cả các hành tinh khác mà các nhà khoa học đã quan sát được.

Những hiện tượng kỳ lạ trong vũ trụ

Hình ảnh sao HD 80606b

Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở sự thay đổi nhiệt độ, hiện tượng đặc biệt này gây ra những vụ nổ bức xạ bất ngờ. Một vụ nổ như vậy có thể tạo ra sức gió trên bề mặt lên tới 17.000km/h và tạo ra những đợt sóng siêu nhiệt bao phủ toàn bộ hành tinh. Lúc đó, hành tinh bị bao trùm bởi một bức tường gió và lửa khiến cho không một vật thể nào có thể tiến lại gần.

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng bí ẩn

Các nhà du hành vũ trụ còn thường thấy các hình ảnh thực khi đang bay.

khúc xạ ánh sáng

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Nhà du hành người Mỹ Gordon Cooper, khi bay qua Tây Tạng, bằng mắt thường nhìn thấy những ngôi nhà và các công trình khác (!?). Sau này người ta gọi hiện tượng này là khúc xạ ánh sáng, phóng đại các công trình ở mặt đất. Nhìn nhận từ góc độ khoa học thì đây là điều khó hiểu, bởi với khoảng cách 300 km, không thể phân biệt nhà hay các công trình khác. Nhà du hành người Nga Vytali Sevactyanov, khẳng định khi bay trên quỹ đạo, anh nhìn rõ ngôi nhà nhỏ 2 tầng của mình ở Suchi.

Tuyết Trinh (th)


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang