Ung thư cổ tử cung: Âm thầm nhưng nguy hiểm

author 06:39 28/09/2016

(VietQ.vn) - Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao đối với phụ nữ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy hàng năm trên thế giới

Sự kiện: Bệnh ung thư và cách phòng tránh

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao đối với phụ nữ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy hàng năm trên thế giới có khoảng 490.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và hơn 270.000  phụ nữ trong số này tử vong. Trong số tử vong, có khoảng 85% là phụ nữ của các nước đang phát triển.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCTC và 11 trường hợp tử vong.

Ung thư cổ tử cung: Âm thầm nhưng nguy hiểm

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở phụ nữ 

Làm gì để tránh bệnh ung thư cổ tử cung?(VietQ.vn) - Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm mà rất nhiều phụ nữ trên thế giới đã mắc phải và tử vong. Vì vậy cần biết cách phòng tránh ngay từ bây giờ.

Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung: Âm thầm nhưng nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung 

Theo báo VnExpress, dấu hiệu ung thư cổ tử cung như sau:

Mụn cóc

Theo bác sĩ sản phụ khoa, sự xuất hiện của các mụn cóc nhỏ bên ngoài hoặc bên trong có thể là dấu hiệu đỏ của các bệnh như HPV. Nó làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở chị em.

Đau hoặc chảy máu

Ung thư tử cung hình thành ở các biểu mô thành tử cung làm khô, thậm chí nứt gây khó chịu và chảy máu. Đó cũng có thể là chảy máu ở trực tràng hoặc bàng quang. Nhìn chung, bạn nên đi khám nếu thấy bất kỳ sự chảy máu bất thường nào ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

Thiếu máu

Nếu thói quen ăn uống không thay đổi nhưng bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi hoặc tim đập nhanh sau các hoạt động bình thường, bạn có thể bị thiếu máu. Thiếu máu cũng có thể là hậu quả do việc chảy máu bất thường, đa số do ung thư cổ tử cung.

Vấn đề tiết niệu

Khi tử cung sưng lên, bàng quang và thận bị sức ép cản trở đường đi của nước tiểu. Vì thế, bạn không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang, gây đau hoặc dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đau chân, hông hoặc lưng mãi không khỏi

Khi khối u ung thư phát triển sẽ chèn ép vào các cơ quan nội tạng. Các mạch máu cũng có thể chịu sức ép, khiến máu khó đến được vùng chân và xương chậu, gây đau và sưng ở chân, mắt cá chân.

Giảm cân

Hầu hết bệnh ung thư đều khiến người bệnh giảm cảm giác thèm ăn. Tử cung sưng đau có thể chèn ép vào dạ dày, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân.

Cần nhớ rằng có những biểu hiện này không có nghĩa là bạn bị ung thư cổ tử cung. Đây là những chỉ báo bạn cần biết để đi khám. 

Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung 

Ung thư cổ tử cung: Âm thầm nhưng nguy hiểm

Virus HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung 

Theo báo Dân trí thì nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung là do virus HPV.

Do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. HPV rất dễ lây lan và hầu hết mọi phụ nữ đều có nguy cơ nhiễm phải. Trung bình cứ 10 phụ nữ thì có đến 8 người có thể từng một lần nhiễm HPV trong đời 2,3,4. Do đó quan niệm ung thư cổ tử cung không thể xảy đến với mình nên không cần những biện pháp phòng ngừa là sai lầm cần phải thay đổi.

Không phải cứ nhiễm HPV là bị ung thư cổ tử cung. Nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư. Những loại HPV gây ra ung thư cổ tử cung nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45. 4 tuýp này là thủ phạm gây ra hơn 80% các ca ung thư cổ tử cung5.

Có hai dạng ung thư cổ tử cung:

Một loại tác động đến bề mặt da của cổ tử cung (ung thư tế bào biểu mô vảy)

Loại thứ hai tác động đến cac tuyến bên trong cổ tử cung (ung thư tuyến)

Ung thư cổ tử cung xuất hiện vì bạn đã bị nhiễm một loại vi rút (như là HPV) hoặc do các tác nhân khác (các tác nhân con người)

Tác nhân vi rút:

Vi rút HPV nguy cơ cao: HPV chủng 16, 18 được biết đến là vi rút nguy cơ cao. Tương tự, 11 chủng HPV khác cũng làm cho phụ nữ có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.

Thời gian: vi rút HPV nguy cơ cao cần xâm nhập vào cơ thể bạn trong một thời gian dài trước khi các tế bào bất thường tăng sinh.

Sự liên hợp: HPV nguy cơ cao cần trở thành một phần của bộ mã di truyền của người. Nếu điều đó xảy ra, cơ thể bạn không thể bảo vệ bạn trước sự phát triển của ung thư.

 Yếu tố con người:

Di truyền: một vài phụ nữ thì có nguy cơ mắc ung thư cao hơn người khác (tiền sử gia đình)

Mang thai: phụ nữ có nhiều con có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn những người khác.

Dinh dưỡng không đủ vitamin A có thể làm tăng khả năng tạo thành ung thư của vi rút.

Hút thuốc: thuốc lá là tác nhân gây nên nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư cổ tử cụng.

Nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: HIV, herpes sinh dục và Chlamydia làm tăng nguy cơ tạo ung thư của HPV.

Tuổi quan hệ tình dục lần đầu: phụ nữ quan hệ tình dục sớm có khả năng mắc ung thư cao hơn.

Có thực hiện xét nghiệm Pap smear: Một số phụ nữ có thể không thích làm xét nghiệm Pap smear, nhưng xét nghiệm này rất quan trọng và có thể cứu sống những người bị nhiễm HPV ở giai đoạn đầu. Không thực hiện làm xét nghiệm Pap smear thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Liệu pháp hóc môn: Dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hóc môn có thể làm tăng nguy cơ. Đối với những phụ nữ uống thuốc ngừa thai, nguy cơ ung thư cổ tử cung được coi là bằng nguy cơ ở những người mang thai ngoài ý muốn. Phụ nữ nên dùng thuốc để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Cách phòng ngừa

Ung thư cổ tử cung: Âm thầm nhưng nguy hiểm

Tiêm vắc xin để phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Theo báo Vietnamnet thì phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vắc xin.

Hiện có 2 lọai vắc xin phòng HPV: vắc xin nhị giá và vắc xin tứ giá. Vắc xin nhị giá phòng nhiễm các chủng HPV 16,18. Vắc xin HPV tứ giá phòng nhiễm các chủng HPV 6,11,16,18, trong đó các chủng HPV 6,11 gây ra phần lớn các trường hợp mụn cóc sinh dục (mào gà sinh dục), các chủng HPV 16,18 gây hơn 70% các trường hợp UTCTC. Các vắc xin này có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16, 18. Ngoài ra, vắc xin còn phòng ngừa các mụn cóc sinh dục và các tổn thương ung thư/ tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn...

Vắc xin ngừa HPV lần đầu tiên được phê duyệt sử dụng tại Hoa Kỳ vào năm 2006. Tại Việt Nam, vắc xin ngừa HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2008. Tháng 4/2009, WHO đã chính thức đề nghị đưa vắc xin ngừa HPV vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Tính đến nay, hơn 200 triệu liều đã được phân phối ở hơn 140 quốc gia trên toàn cầu.

Vắc xin ngừa HPV là kết quả của hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển. Nó được chứng minh là một vắc xin có độ an toàn và hiệu quả cao qua các thử nghiệm lâm sàng cũng như thực tế sử dụng.

Theo Thông báo dịch hàng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ra ngày 22/01/2016 (the WHO Weekly Epidemiological Record of 22 January 2016), Ủy ban Cố vấn toàn cầu về An toàn vắc xin của WHO đã một lần nữa khẳng định về tính an toàn của vắc xin ngừa HPV và khuyến cáo sử dụng rộng rãi.

Thùy An (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang