Cô gái trẻ bị tổn thương phổi vĩnh viễn vì hút thuốc lá điện tử
Bộ Y tế đề xuất xây dựng chính sách cấm thuốc lá mới
Bác sĩ cảnh báo: Ngày nào cũng có người ngộ độc thuốc lá điện tử, nên cấm sản suất
Sử dụng thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi
Nhập viện vì biến chứng nặng sau khi sử dụng thuốc lá điện tử
Chính phủ Anh công bố kế hoạch cấm bán thuốc lá điện tử dùng một lần
Bệnh nhân nữ có tên Wisconsinite Karlee Ozkurt, 20 tuổi bắt đầu sử dụng vape kể từ khi còn là học sinh trung học vì thấy bạn bè xung quanh đều làm điều này.
"Những người bạn lớn tuổi đã mua cho tôi chiếc vape đầu tiên. Hút một hơi, tôi đã cảm thấy vô cùng đau đớn. Lẽ ra, tôi phải biết ngay điều này chẳng tốt lành gì. Nhưng vì muốn tỏ ra thời thượng, tôi ở tuổi 15 vẫn cố gắng hút", Ozkurt chia sẻ.
Theo thời gian, Ozkurt quen với việc sử dụng vape, trở nên nghiện cảm giác "nicotine theo phế quản đi vào phổi". Chỉ khi các triệu chứng đầu tiên ập đến khiến phổi của cô đau đớn, cô quyết định đến phòng khám kết quả chụp X-quang cho thấy phổi phải của cô đã xẹp 50% cô mới bắt đầu ý thức được sự nghiêm trọng từ loại thuốc này.
Sau đó, các bác sĩ phải bơm lại dung tích phổi bằng ống tiêm. Họ cảnh báo Ozkurt cần bỏ thuốc lá điện tử nếu không muốn tình trạng tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau phổi của cô bị xẹp một lần nữa sau một đợt cảm nặng. Kết quả chụp CT cho thấy hai vết sẹo ở đáy phổi và chạy dọc theo phổi. Lần này, Ozkurt phải làm phẫu thuật.
Cô gái trẻ bị tổn thương phổi vĩnh viễn sau thời gian sử dụng vape. Ảnh: Karlee Ozkurt / SWNS.
Ca mổ thành công, song Ozkurt mất thời gian dài để hồi phục hoàn toàn. Hiện Ozkurt phải sử dụng 1 mg thuốc ức chế nicotine trong não để ngăn cảm giác thèm thuốc. Cô cho biết bản thân vừa hoàn thành mục tiêu không dùng vape trong một tháng đầu tiên. Tuy nhiên, cô vẫn lo ngại về các vấn đề sức khỏe kéo dài sau nhiều năm hút thuốc lá điện tử.
"Tôi vẫn không biết cơ thể có chịu vấn đề sức khỏe lâu dài không thể khắc phục hay không, bởi tôi không hiểu hết về ảnh hưởng của vape theo thời gian. Tôi có thể chết ở tuổi 40 hoặc 50, tất cả vì thói quen kéo dài 5 năm, vì áp lực đồng trang lứa", Ozkurt chia sẻ.
Để ngăn chặn những hệ lụy của thuốc lá điện tử đối với giới trẻ, tại Việt Nam Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết đang lấy ý kiến chuyên gia, đề xuất xây dựng chính sách cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới, trong đó có thuốc lá điện tử.
Theo bà Đinh Thị Thu Thủy - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia và 4 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá nung nóng.
Bên cạnh đó, vừa qua Bộ Y tế đã nhận được bản khuyến nghị của WHO về việc Quốc hội ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo các sản phẩm này tại Việt Nam.
"Quan điểm của Bộ Y tế từ trước đến nay vẫn là cấm hoàn toàn các loại thuốc lá mới thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá mới khác. Vì vậy bộ đề xuất xây dựng văn bản với nội dung cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới.
Vụ Pháp chế đang xây dựng văn bản liên quan và sẽ có dự thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình ra Quốc hội nhằm sớm có biện pháp quản lý. Dự kiến, nội dung sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 năm 2024.
Duy Trinh (t/h)