Công cụ TPM giúp doanh nghiệp nhận biết lãng phí trong sản xuất

author 19:01 17/06/2022

(VietQ.vn) - Nhờ việc nhận biết được những lãng phí trong sản xuất giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và giảm thiểu chi phí.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Các doanh nghiệp thường quan tâm đến đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc khi nói đến năng suất, cạnh tranh nhưng thường quên hoặc ít quan tâm đến việc sử dụng hiệu quả trang thiết bị máy móc. Một trong những mục tiêu của TPM là nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, làm giảm và tiến tới loại bỏ được những lãng phí, tổn thất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện TPM hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu được một cách tổng quát các lãng phí trong sản xuất đặc biệt là các tổn thất liên quan đến thiết bị. Theo chuyên gia năng suất, vận chuyển và tồn khó là một trong những nguyên nhân rất lớn khiến doanh nghiệp lãng phí.

Công cụ TPM giúp doanh nghiệp nhận biết được các lãng phí trong sản xuất

 Công cụ TPM giúp doanh nghiệp nhận biết được các lãng phí trong sản xuất.

Chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam cho rằng, vận chuyển ở đây chính là việc di chuyển của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

Ví dụ, vận chuyển nguyên vật liệu từ kho tới phân xưởng sản xuất hoặc bán thành phẩm giữa các công đoạn sản xuất.

Lãng phí vận chuyển thường là kết quả của việc bố trí mặt bằng không hợp lý làm cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ chỗ này đến chỗ khác không tạo ra giá trị tăng mà còn là nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian chu kì sản xuất và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả. Nếu ta vận chuyển với khoảng cách càng xa, số lần càng nhiều, khối lượng vận chuyển càng lớn thì chi phí càng cao.

Trong quản lý sản xuất truyền thống, khi quyết định đầu tư doanh nghiệp thường băn khoăn “Nên mua hay thuê xe nâng, hình thức nào có hiệu quả hơn?” hay “Có nên đầu tư một băng chuyền để tăng hiệu quả vận chuyển lên không?”. Nhưng trong quản lý sản xuất hiện đại, doanh nghiệp hay đặt câu hỏi: “Dựa vào quá trình sản xuất doanh nghiệp nên bố trí sắp xếp mặt bằng lại như thế nào để giảm bớt chi phí vận chuyển nội bộ?”.

Công cụ TPM giúp doanh nghiệp nhận biết được các lãng phí trong sản xuất

 Nhờ việc nhận biết được những lãng phí trong sản xuất giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và giảm thiểu chi phí. 

Bên cạnh những lãng phí kể trên, các chuyên của Viện Năng suất Việt Nam cũng chỉ ra việc tồn kho làm cản trở sản xuất. Bởi, tồn kho là dự trữ quá mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Tồn kho dẫn đến chi phí tài chính cao hơn, phản ánh nguồn vốn bỏ ra nhưng chưa tạo ra doanh thu. Vì vậy, tồn kho quá mức cần thiết gây lãng phí cho cả nhà sản xuất và khách hàng.

Các chuyên gia chỉ ra 3 loại tồn kho chủ yếu đó là: Tồn kho nguyên vật liệu, Tồn kho bán thành phẩm và Tồn kho thành phẩm.

Để giải quyêt tồn Tồn kho nguyên vật liệu khi áp dụng TPM cần dựa vào công thức tính toán số lượng đặt hàng kinh tế EOQ (Economic Order Quantily) để tính số lượng mỗi lần nhập nguyên vật liệu, trong đó bao gồm nhu cầu hàng năm, nhu cầu này phụ thuộc vào đơn hàng yêu cầu hàng năm của khách hàng.

Vậy, liệu doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác sao cho sản lượng đầu ra không thừa mà cũng không thiếu cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp dự báo không chính xác thì sẽ bị tồn kho cả nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng hoặc sẽ thiếu  hàng bán và phải sản xuất bổ sung.

Cả hai trường hợp này đều phát sinh lãng phí. Có nhiều nhà quản lý tin rằng, nhờ có tồn kho nguyên vật liệu nhiều nên khi giá nguyên liệu bên ngoài tăng lên thì tổ chức sẽ có lời nhiều hơn. Nhưng thực tế kết quả này chỉ là nhất thời và ngoại lệ. Hiện nay do khủng hoảng kinh tế nên giá các loại nguyên vật liệu lên xuống thất thường và khó ai có thể dự đoán trước được. Bởi vậy, ổn định mức tồn kho nguyên vật liệu sẽ làm giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Đối với tồn kho bán thành phẩm hoặc tồn kho trên chuyền, do không cần bằng thời gian làm việc giữa các công đoạn với nhau khiến cho có nhiều vị trí thì có thời gian nhàn rỗi, ngược lại có chỗ thì lại bị quá nhiều việc, gây tắc nghẽn. Nhịp sản xuất sẽ phải theo thời gia của công đoạn nào dài nhất. Hiện tượng này là một bẩt hợp lý và sinh ra lãng phí.

Trong khi đó tồn kho thành phẩm, do sản xuất không theo nhu cầu thực tế của khách hàng hoặc do dự báo không đúng. Theo chuyên gia, đây là một tình trạng rất thường gặp ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Phương Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang