'Giải pháp sinh tử lúc này cho doanh nghiệp chính là mở cửa'

author 17:14 13/10/2021

Hiện thực hóa các biện pháp tài khoá, tiền tệ mang ý nghĩa “tiếp máu” cho doanh nghiệp, rất quan trọng; tuy nhiên, giải pháp sinh tử - “cỗ máy trợ thở” lớn nhất cho các doanh nghiệp chính là nới lỏng giãn cách, mở cửa trở lại nền kinh tế…

TS. Vũ Tiến Lộc: "Các hành vi gây trở ngại cho sản xuất kinh doanh, cướp đi sinh kế của người dân là vô cảm".

2021 đang cho thấy một năm vô cùng khó khăn đối với Việt Nam, với cộng đồng doanh nghiệp khi làn sóng COVID-19 bùng phát mạnh. Giãn cách xã hội kéo dài và phủ rộng đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, gián đoạn các chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực và sâu sắc tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), PV có cuộc trao đổi với TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về những gì mà cộng đồng doanh nghiệp đang trải qua năm nay, về những giải pháp và đồng hành của Chính phủ.

"Thời gian vàng" cho việc giải cứu doanh nghiệp

Thưa ông, các d liu thng kê quý 3 va cht đã cho thy bc tranh tng quan ca nn kinh tế và hot đng doanh nghip. Ông nhìn v bc tranh đó như thế nào?

Chúng ta thấy sức chống chịu của nền kinh tế, của doanh nghiệp, của người dân, đặc biệt là ở các đô thị lớn, các trung tâm kinh tế lớn, các đầu tầu kinh tế của cả nước đang suy giảm nhanh chóng.

Số liệu thống kê cho thấy, GDP quý 3/2021 giảm tới 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ năm 2000 khi Việt Nam tính và công bố GDP quý.

Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Các chuỗi cung ứng sản xuất trong các lĩnh vực thủy sản nông lâm ngư nghiệp đang bị đứt gãy...

Trong 9 tháng, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, vượt qua con số 85,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Lực lượng doanh nghiệp đang còn hoạt động phần đông cũng suy kiệt nghiêm trọng, khó trụ vững thêm trong vài tháng tới...

TS. Vũ Tiến Lộc

Trong khi đó, lực lượng doanh nghiệp đang còn hoạt động phần đông cũng suy kiệt nghiêm trọng, khó trụ vững thêm trong vài tháng tới, nhiều doanh nghiệp đã “chết lâm sàng”, không ít chuỗi cung ứng bị đứt gãy sẽ khó khôi phục lại khi các nhãn hàng quốc tế đang tìm đến với các nguồn cung ứng khác...

Đằng sau bức tranh đó của doanh nghiệp là thực trạng sinh kế của người dân, là an toàn hệ thống, là ngân sách quốc gia... Hàng chục triệu người lao động đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của dịch bệnh COVID-19.

Trước nhng khó khăn đó, thi gian va qua Chính ph cũng đã có nhiu gói gii pháp h tr doanh nghip. Ông đánh giá như thế nào v nhng gói gii pháp này?

Đúng là trong thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều gói giải pháp hỗ trợ tích cực, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được, do thủ tục hành chính vẫn phiền hà.

Khó khăn trăm bề, phần lớn các doanh nghiệp phản ánh họ khó có khả năng trụ vững nếu tình hình không được cải thiện trong những tháng cuối năm và đầu năm tới.

Rất may là dịch bệnh đang bước đầu được kiểm soát và đây chính là “thời gian vàng” cho việc giải cứu doanh nghiệp.

Trong các giải pháp hỗ trợ lúc này thì việc hiện thực hoá các biện pháp trợ giúp về tài khoá, tiền tệ mang ý nghĩa “tiếp máu” cho doanh nghiệp là rất quan trọng. Các biện pháp giãn hoãn, giảm thuế, phí, giảm giá, giảm lãi suất, nới lỏng các điều kiện cho vay… cần phải được thực hiện với phạm vi rộng hơn, liều lượng lớn hơn, thời hạn dài hơn.

Và quan trọng hơn, tôi cho rằng, giải pháp sinh tử - “cỗ máy trợ thở” lớn nhất giúp các doanh nghiệp qua cơn nguy kịch lại chính là các biện pháp nới lỏng giãn cách, mở cửa lại nền kinh tế.

Mở cửa, sống chung giúp doanh nghiệp kết nối lại với bầu khí quyển kinh doanh, với thị trường để tái khởi động sản xuất kinh doanh. Mở cửa hay là chết. Mở cửa muộn hơn thì cái giá chúng ta phải trả sẽ vô cùng lớn.

Dù vậy, việc nới lỏng, sống chung với COVID-19 không có nghĩa là để mặc cho người dân bị nhiễm bệnh, mà là vẫn ưu tiên chống dịch, coi sinh mạng của người dân là trên hết, nhưng cũng phải bảo đảm sinh kế cho dân, duy trì sức chống chịu của doanh nghiệp, của nền kinh để chống dịch lâu dài. Đây cũng là xu hướng chung của cả thế giới và khu vực.

Thực hiện chủ trương này là việc chúng ta chấp nhận “rủi ro có kiểm soát”, thực hiện nguyên tắc “quản lý rủi ro” để mở cửa cho sản xuất, cho cuộc sống dân sinh.

"Không nói 'Chuẩn bị nữa', mà phải hành động mở cửa ngay"

Vy theo ông, chúng ta cn nhng gii pháp c th như thế nào đ va có th sng chung vi COVID-19 va to “c máy th” cho doanh nghip? Cn m ca li như thế nào?

Tôi cho rằng việc mở cửa toàn bộ tại thời điểm này thì chưa thể, vì nó còn phụ thuộc vào độ bao phủ của vaccine và diễn biến của dịch bệnh. Tuy nhiên, mở cửa từng bước thì phải bắt đầu khẩn trương ngay từ lúc này. Bây giờ không phải là lúc chúng ta nói tới việc “chuẩn bị” mở cửa nền kinh tế mà phải hành động mở cửa ngay với bước đi thích hợp.

Theo đó, các địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh thì phải mở cửa trên diện rộng; các địa phương còn khó khăn thì phải phân vùng, phân tích mức độ, nguy cơ lây nhiễm của COVID để có thể mở cửa cục bộ. Đồng thời, cho phép người lao động và dân cư tiêm vaccine được đi lại, doanh nghiệp được vận hành ở mức độ thích hợp, ví dụ 30%, 50% hay 70%, tuỳ theo mức độ bảo đảm các điều kiện kinh doanh an toàn.

Một điều rất quan trọng là các quy định này phải bảo đảm thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một nẻo…

TS. Vũ Tiến Lộc

Về các giải pháp cụ thể thì có muôn hình vạn trạng. Ví dụ có thể áp dụng nguyên tắc “hộ chiếu vaccine” cho phép người người dân đã tiêm đủ hai mũi có thể được tự do di chuyển; cho phép các doanh nghiệp được mở lại sản xuất kinh doanh theo cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn do Bộ Y tế phê duyệt; cho phép con người, hàng hoá, nguyên vật liệu được lưu thông, lưu chuyển khi không thuộc danh mục hàng hoá cấm lưu thông, và bảo đảm được các yêu cầu phòng chống dịch bệnh theo quy định của ngành y tế.

Dù vậy, một điều rất quan trọng là các quy định này phải bảo đảm thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một nẻo…

Riêng đối với khu vực sản xuất kinh doanh, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu cho ý kiến sớm về đề án về cuốn Cẩm nang hướng dẫn kinh doanh an toàn mà VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp đã đề xuất, để giúp thúc đẩy mở cửa sớm cho khu vực này, cùng với các biện pháp ưu tiên tiêm chủng vaccine cho người lao động và hỗ trợ tiền xét nghiệm cho các doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, Chính phủ cần giao cho cho các địa phương, bộ ngành thực hiện nhiệm vụ kép, bao gồm ưu tiên mục tiêu phòng chống dịch bệnh nhưng không được lơ là chăm lo các hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc khen chê, xử phạt hay động viên cán bộ phải căn cứ vào chỉ tiêu kép, chứ không chỉ mỗi thành quả chống dịch.

Cùng đó, nghiêm cấm đẻ ra các biện pháp cách ly, phong tỏa, cấm đoán cực đoan, duy ý chí như một số địa phương đang làm, gây cản trở vô lý các hoạt động dân sinh và sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh gian nan như lúc này, cần phải siết chặt kỷ luật công vụ theo hướng coi các hành vi gây trở ngại cho sản xuất kinh doanh, cướp đi sinh kế của người dân là vô cảm, là thiếu trách nhiệm, thậm chí là tội ác.

Xin cm ơn nhng chia s ca ông.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang