Hiệp định CPTPP - thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp tại Việt Nam

author 05:53 06/11/2023

(VietQ.vn) - Hiệp định CPTPP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn mạnh mẽ về môi trường, tính bền vững và quản trị ESG (viết tắt bởi các từ: Môi trường, Xã hội và Quản trị - Environmental, Social and Governance), trong đó có giảm thải carbon.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày chính thức ký vào tháng 3/2018, cơ bản cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Bộ Công Thương đánh giá, CPTPP được coi là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại… mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ. Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định CPTPP đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.

Giống như nhiều khu vực thị trường khác, Hiệp định CPTPP cũng có những quy định, tiêu chuẩn về phát triển bền vững song song với lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong số các nước thành viên CPTPP thì tất cả các nước đều chung xu thế là hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và hình thành những “luật chơi” mới về thương mại. Đơn cử như tại châu Á, Nhật Bản, Úc, New Zealand là những thị trường đang đặt ra tiêu chuẩn mới và đều là nước đi đầu về bảo vệ môi trường.

Ví dụ như Nhật Bản gần đây đã ban hành luật thúc đẩy mua sắm xanh, ưu tiên chính sách mua sắm công cho các mặt hàng bảo vệ môi trường. Hoặc, Úc là một trong những nước đi đầu ban hành các tiêu chuẩn về SPS về bảo vệ môi trường, đồng thời thắt chặt các quy định về bảo vệ môi trường như gần đây, họ ban hành quy định về hạn chế sử dụng ống hút; ban hành quy định về các chất ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường. 

Singapore và Malaysia cũng ban hành những tiêu chuẩn mới về bảo vệ môi trường và sản xuất xanh. Trong đó Singapore có nhãn xanh Green Labour, yêu cầu các nước đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 14024 về bảo vệ môi trường. Singapore cũng là quốc gia đang áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 6 hiện là mức cao nhất.

Hiệp định CPTPP sẽ khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn mạnh mẽ về môi trường, tính bền vững và quản trị ESG (viết tắt bởi các từ: Môi trường, Xã hội và Quản trị - Environmental, Social and Governance), trong đó có giảm thải carbon. Các doanh nghiệp dệt may hiện đang được Tập đoàn Vinatex khuyến khích xây dựng mục tiêu cụ thể trong chiến lược kinh doanh của đơn vị có tính đến giảm phát thải carbon. Đồng thời, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu tái chế, thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn. Tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm năng lượng.

Hiệp định CPTPP thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Đối với nhóm hàng nông sản, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Tập đoàn T&T Group chia sẻ, hiện các thị trường nhập khẩu khó tính của Việt Nam gồm các nước thành viên của hiệp định CPTPP như Nhật Bản, Canada, Australia, NewZealand, Singapore đang hướng tới kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp xanh; dù chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng, nhưng doanh nghiệp Việt muốn phát triển xuất khẩu, phải đầu tư ngay, không đợi khi họ ra luật thì lúc đó bắt tay vào làm sẽ chậm, mất cơ hội xuất khẩu. Chủ tịch Tập đoàn T&T Group cho ví dụ, như quy định cà phê không được trồng trên đất rừng. Khi họ ra tiêu chuẩn này doanh nghiệp phải đáp ứng ngay chứ không phải đi chứng minh mất thời gian, gián đoạn cơ hội xuất khẩu.

Ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đến áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, để bảo vệ môi trường, nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó, dệt may là ngành chịu nhiều ảnh hưởng của những tiêu chuẩn này. Hiện nay, yếu tố “xanh” không còn là lựa chọn mà đang dần được luật hóa tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của dệt may Việt Nam. Theo ông Vương Đức Anh - Chánh Văn phòng HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Tập đoàn Dệt may Việt Nam xác định, phát triển bền vững sẽ là một câu chuyện về chiến lược đường dài, không thể một sớm một chiều, ngay lập tức chuyển đổi toàn bộ. Vì vậy, doanh nghiệp phải bám rất sát theo yêu cầu của khách hàng, cũng chính là yêu cầu của thị trường. 

Theo đại diện của Vinatex, đây là những thách thức nhưng cũng đặt ra những cơ hội mà nếu bắt kịp sẽ nâng cao giá trị trên mỗi đầu lao động. Để làm được những sản phẩm xanh, yêu cầu theo thiết kế sinh thái mới đó cũng là cơ hội, vì cơ hội xuất phát từ trong những thách thức. "Dệt may phải xác định phát triển bền vững là một xu thế không thể đảo ngược, từ đó chủ động nắm bắt để cố gắng bắt nhịp cùng với thị trường, bắt sớm quá cũng sẽ không hiệu quả, nhưng phải bắt đúng” - ông Vương Đức Anh nói.

Yêu cầu về bền vững và cạnh tranh đã thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuyển đổi xanh. Năm 2022, May 10 hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra khi đạt tổng doanh thu 4.500 tỷ đồng, tăng 18,42% so với kế hoạch, tăng 27,93% so với năm 2021, trong đó, có sự đóng góp quan trọng từ xuất khẩu. Cũng trong năm này, May 10 được trao tặng danh hiệu đơn vị 5 sao "Năng lượng xanh 2022" - danh hiệu cao nhất nhờ đầu tư vào nhiều giải pháp trong sản xuất xanh như: Tiết kiệm năng lượng, tích hợp điều khiển thông minh cho các hệ thống trong tòa nhà, sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao... Cùng với đó, May 10 cũng đang chú trọng hơn sử dụng nguồn nguyên vật liệu tự nhiên, nhiên liệu, hóa chất không gây độc hại. Theo May 10, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận và loại bỏ các công nghệ cũ, đã lỗi thời không đảm bảo chất lượng sản phẩm và gây tổn hại cho môi trường - là tiêu chí mà hiệp định CPTPP hướng tới.

Còn ở lĩnh vực nông nghiệp, Tập đoàn TH là một trong những điển hình. Các dự án của Tập đoàn TH đặc biệt quan tâm đến công nghệ thu gom, xử lý chất thải và nước thải, nhằm thống nhất đưa các trang trại và dự án trên cả nước của TH theo hướng kinh tế tuần hoàn, thể hiện ở quy trình sản xuất khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch”. Không chỉ sản xuất tại Việt Nam, TH còn mang mô hình kinh tế tuần hoàn đến Liên bang Nga, Australia để sản xuất.

Còn đối với nhóm hàng nông sản, theo ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Tập đoàn T&T Group, hiện các thị trường nhập khẩu khó tính của Việt Nam gồm các nước thành viên của Hiệp định CPTPP đang hướng tới kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp xanh. "Mặc dù chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc phải đáp ứng, nhưng doanh nghiệp Việt muốn phát triển xuất khẩu, phải đầu tư ngay, không đợi khi họ ra luật thì lúc đó bắt tay vào làm sẽ chậm, mất cơ hội xuất khẩu" - ông Tùng nhấn mạnh.

Có thể nói, Hiệp định CPTPP đang khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn mạnh mẽ về môi trường, tính bền vững và quản trị ESG (Environmental, Social and Governance), trong đó có giảm thải carbon. Điều này kích thích các doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu cụ thể trong chiến lược kinh doanh của đơn vị có tính đến giảm phát thải carbon, nhất là trong ngành dệt may. Song song với đó, các doanh nghiệp cũng cần phải chuyển đổi, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu tái chế và thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn; tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm năng lượng để tự mình làm chủ cuộc chơi trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng.

Khánh Mai

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang