Xử lý cơ sở kinh doanh thịt cá sấu khô không được ghi nhãn hàng hóa theo quy định
Xác định thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa
An Giang: Kiểm soát chất lượng và nhãn hàng hóa tại cơ sở kinh doanh xăng dầu
Đồng Tháp: Phát hiện cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm về nhãn hàng hóa
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà C.T.Y, địa chỉ thường trú xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng về hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa với số tiền 55 triệu đồng, buộc bà C.T.Y thu hồi hàng hóa và ghi nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật trước khi tiếp tục lưu thông đối với 925 kg thịt cá sấu khô (khô cá sấu).
Trước đó ngay sau khi nhận được nguồn tin của quần chúng nhân dân cung cấp đã được thẩm tra, xác minh là có căn cứ để khám đồ vật theo thủ tục hành chính, tại tổ dân phố 2, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, Đội Quản lý thị trường số 2 tiến hành khám đồ vật theo thủ tục hành chính đối với 37 bao tải dứa.
Thịt cá sấu khô nhập khẩu không ghi nhãn hàng hóa theo quy định bắt buộc. Ảnh: Cục QLTT
Tại thời điểm kiểm tra phát hiện bên trong 37 bao tải dứa chứa các thùng cát tông đựng mặt hàng thịt cá sấu khô (khô cá sấu) với trọng lượng 962 kg cả bao bì. Tại thời điểm khám ông C.V.K, địa chỉ thường trú thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh là người được ủy quyền nhận lô hàng trên không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Đội Quản lý thị trường số 2 tạm giữ toàn bộ hàng hóa dể thẩm tra, xác minh vụ việc theo quy định của pháp luật.
Quá trình thẩm tra, xác minh Đội Quản lý thị trường số 2, có căn cứ để xác định bà C.T.Y, địa chỉ thường trú xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là chủ sở hữu hợp pháp của số hàng hóa trên, kết quả làm việc bà C.T.Y xuất trình bảng kê thu mua hàng thủy sản nuôi trồng trong nước, bà C.T.Y đã thừa nhận hành vi vi phạm hành chính.
Đội Quản lý thị trường số 2, lập biên bản vi phạm hành chính với bà C.T.Y về về hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa, trình hồ sơ vụ việc đến cấp có thẩm quyền xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật.
Quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2022. Với một số quy định mới cần chú ý liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trườngnhư sau:
Tại khoản 5, điều 1. sửa đổi, bổ sung (điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: Tên hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này; Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.
Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;
Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
An Dương