Lễ hội đền A Sào: Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống Việt

authorTrần Thanh 16:45 23/02/2017

(VietQ.vn) - Tọa lạc tại xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Đền A Sào là nơi thờ cúng, hương hỏa mà nhân dân nơi đây dành sự tôn kính cho Trần Quốc Tuấn.

Sự kiện: Văn hóa Việt Nam

Câu chuyện đi liền với mảnh đất linh

Nhắc đến A Sào, nhân dân nơi đây đều kể về câu chuyện Voi Sa lầy tại Bến Tượng A Sào, tương truyền, trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, năm 18 tuổi  Trần Quốc Tuấn được phong tước Thượng Vị Hầu và đã đặt vị trí kho lương và doanh trại tại Bến Tượng – A Sào. Khi đó, A Sào đã trở thành địa danh với ý nghĩa là “cái ổ, cái tổ” của nhà Trần, theo sử sách ghi chép lại, khi nhận lệnh xây dựng tuyến phòng thủ, tích trữ kho lương, nhân dân trong vùng đã một lòng ủng hộ thóc gạo, của cải. Các kho lương tại đây kho nào kho nấy đều đầy ắp lương thực, hỗ trợ đắc lực cho các trận đánh chống giặc Nguyên Mông.

Lễ hội đền A Sào: Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống Việt

 Lễ hội đền A Sào: Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống Việt

Trong một lần chinh chiến với quân Ô Mã Nhi, voi chiến mà Trần Quốc Tuấn cưỡi bị sa lầy bên bờ sông Hóa, trong hoàn cảnh ấy, rất đông nhân dân địa phương đã dùng tre, gỗ để cứu voi ra khỏi vũng lầy, bằng mọi cố gắng, tuy nhiên không thể nào được cứu sống được voi chiến, Hưng Đạo Vương trong tình thế cấp bách đã lên thuyền vượt sông đánh giặc. Còn voi chiến, ứa nước mắt nhìn chủ tướng, kêu rống lên hai tiếng rổi từ từ chìm vào lòng đất.

Vị tướng anh hùng đã rút kiếm ra, chỉ xuống dòng sông mà thề quyết tử rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không về bến sông này.”

Sau chiến thắng lừng lẫy, đẩy lùi giặc Nguyên Mông, để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, năm 1228, vua Trần Nhân Tông đã cho lập sinh từ để thờ, đệ nhất tại Kiếp Bạc, Đệ Nhị tại A Sào, với tên gọi là Đệ Nhị Sinh hay A Sào linh miếu (Đền A Sào) để thờ cúng, hương hỏa cũng là nơi đánh dấu khởi nghiệp quân sự của Hưng Đạo Vương.

Đây được đánh giá là lễ hội lớn nhất vùng, hàng nằm vào ngày 10 – 02 (âm lịch), tương truyền là ngày sinh của Hưng Đạo Vương, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và Lễ hội làng A Sào.

Theo lệ xưa, mọi nghi thức trong lễ hội được tổ chức theo nghi lễ quốc gia. Từ ngày xưa, cứ đến ngày này, triều đình cử các trọng thần về làm chủ tế, nhân dân trong vùng làm các loại bánh, món ăn khác nhau, trong đó bánh giày là chủ yếu để tổ chức các nghi lễ.

Lễ hội A Sào

Hàng năm, vào ngày 10/2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Hưng Đạo Đại Vương, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và Lễ hội làng A Sào.

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất vùng. Theo lệ xưa, mọi nghi thức trong lễ hội này đều theo nghi thức quốc gia, Triều đình thường cử các quan về hành tế và thường có bánh giày - loại bánh mà nhân dân trong vùng đã gói hàng ngàn, hàng vạn chiếc làm lương thực cho đoàn quân vượt sông Hóa đi đánh giặc năm xưa.

Lễ hội A Sào năm nay diễn ra rất long trọng trong 3 ngày, với nhiều hoạt động phong phú cả phần lễ và phần hội. Sáng 10/3, có màn trống hội và biểu diễn vở chèo “A Sào hiển Thánh”; chiều lễ rước bộ, buổi tối truyền hình trực tiếp lễ khai mạc lễ hội và cắt băng khánh thành Đền A Sào trên kênh VTC14 - Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC. Ngày 11/3, tổ chức thi đấu pháo đất, bóng chuyền, cờ tướng, tế lễ của 16 đội tế nữ quan, nam quan và chương trình ca nhạc đặc biệt do các ca sỹ nổi tiếng biểu diễn. Ngày 12/3, tiếp tục diễn ra các trò chơi dân gian đậm nét văn hóa lúa nước sông Hồng, như thi bơi chải, thi giã bánh giày, múa kéo chữ...

Lễ hội đền A Sào: Lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống Việt

Trò chơi pháo đất trong lễ hội đền A Sào (Ảnh: Báo Thái Bình) 

Nhân dân nơi đây cứ đến ngày lễ hội là nô nức, hân hoan tham dự, phần vì muốn lưu giữ và gây dựng nét đẹp văn hóa truyền thống, phần vì khi đến với lễ hội, họ được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang