Mỹ siết chặt hơn phạm vi quốc gia được tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo tiên tiến
Doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động ứng phó phòng vệ thương mại từ thị trường Hàn Quốc
Cảnh báo: Phần mềm nghe lén SpyNote chỉ được gỡ bằng cách khôi phục cài đặt gốc
VinFast VF 6 chính thức nhận đặt cọc và lái thử vào ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Kế hoạch sẽ siết chặt phạm vi các quốc gia được tiếp cận chip tiên tiến hay công cụ sản xuất chip, đồng thời đưa thêm 2 công ty Trung Quốc vào danh sách đen của Mỹ về sản xuất chip tiên tiến. Đây là một phần trong những biện pháp của Washington nhằm hạn chế nước ngoài, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc sở hữu công nghệ tiên tiến của Mỹ.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, các biện pháp mới này nhằm lấp "lỗ hổng" trong quy định công bố hồi tháng 10 năm ngoái và nhiều khả năng các quy định này sẽ được cập nhật hằng năm.
Bà Gina Raimondo khẳng định, mục tiêu của Mỹ khi đưa ra kế hoạch này là hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với các chất bán dẫn có thể thúc đẩy những đột phá trong lĩnh vực AI và các máy tính phức tạp đóng vai trò quan trọng trong ứng dụng quân sự.
Trước đó, Hà Lan cũng công bố hạn chế mới đối với việc xuất khẩu một số thiết bị chế tạo chip. Quốc gia này sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhằm ngăn chặn việc bán các máy sản xuất chip cao cấp ra nước ngoài mà không được cho chính phủ phép - động thái mà nhiều người cho là phối hợp với Mỹ và Nhật Bản.
Mỹ đang siết chặt xuất khẩu chíp trí tuệ nhân tạo ra nước ngoài. Ảnh minh họa
Hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để giữ vị thế thống trị trong ngành chip, và châu Âu cũng đang đầu tư hàng tỷ USD để bắt kịp cuộc đua này.
Bán dẫn là linh kiện không thể thiếu trong mọi thiết bị điện tử, từ đồ chơi trẻ em và điện thoại thông minh, đến ô tô điện và các loại vũ khí tinh vi. Đại dịch COVID-19 và kéo theo đó là quy định đóng cửa biên giới đã gây ra tình trạng thiếu hụt chip và khiến phần lớn ngành công nghệ này đình trệ trong năm 2020 và 2021.
Cuộc khủng hoảng này đã hối thúc chính phủ các nước hành động, trong đó Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp ngày càng cứng rắn để đảm bảo chuỗi cung ứng chip.
Về phía mình, châu Âu đang đề xuất một luật nhằm thúc đẩy đầu tư vào ngành này. Đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý của Liên minh châu Âu (EU), Đạo luật Chips đặt mục tiêu “giải phóng” 43 tỷ euro (49 tỷ USD) vốn đầu tư từ các thể chế công và tư.
Với kế hoạch này, EU đang hướng đến việc nắm giữ 20% hoạt động sản xuất chip toàn cầu vào năm 2030, tức bao gồm cả việc nâng lên gấp bốn lần sản lượng chip hiện tại của khối này. Cho đến nay, Đức vẫn là quốc gia nổi trội hơn hẳn về thu hút đầu tư vào ngành chip tại châu Âu.
Dự án đầu tư nói trên từ TSMC được công bố hai tháng sau khi Đức đã sắp xếp một thỏa thuận với tập đoàn Intel để xây dựng một nhà máy trị giá 32 tỷ euro. Nước này cũng đã đạt được các thỏa thuận khổng lồ với công ty Wolfspeed của Mỹ và Infineon trong năm nay.
Gần như toàn bộ nguyên vật liệu thô cần thiết để chế tạo chip đều được sản xuất tại Trung Quốc. Đài Loan, nơi có nhiều nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, đang chiếm hơn một nửa sản lượng chip toàn cầu, trong khi nhiều công ty thiết kế chip tên tuổi như Nvidia, cùng với các nhà sản xuất thiết bị như Apple, lại đến từ Mỹ.
Hiệp hội ngành bán dẫn, một tổ chức thương mại của Mỹ, cho biết các công ty Mỹ chiếm 48% ngành chip toàn cầu trong năm ngoái. Hàn Quốc, quê hương của “gã khổng lồ” Samsung, đứng ở vị trí thứ hai với 14%. Và châu Âu đang ở vị trí thứ ba với thị phần 9%.
Lĩnh vực bán dẫn Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất bán dẫn khi thu hút sự quan tâm, hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như intel, Samsung…với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp...
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh doanh nghiệp trên toàn thế giới tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi số, phát triển hệ sinh thái thiết bị, việc sản xuất chip vi mạch bán dẫn tích hợp trở thành xương sống cho hệ thống điện tử và ngành công nghệ phát triển. Việc áp dụng ngày càng nhiều công nghệ IoT và công nghệ nhà thông minh thúc đẩy sự phát triển của thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam và các nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn đang được xúc tiến để giải quyết tình trạng thiếu hụt toàn cầu.
An Dương (T/h)