Nghiên cứu "đất điện" mở ra khả năng tăng trưởng cho cây trồng trong nông nghiệp hiện đại
Kết nối quản lý cơ sở dữ liệu online bảo hộ giống cây trồng Việt Nam
Bảo hộ giống cây trồng mới tại Việt Nam: Một số vấn đề cần quan tâm
Ra mắt công nghệ giúp bảo vệ cây trồng khỏi nhiều loại sâu hại
Xây dựng, trình thẩm định hàng loạt quy chuẩn và tiêu chuẩn về giống cây trồng
Một nhóm nghiên cứu đến từ Thụy Điển đã phát triển hệ thống thủy canh bằng điện áp với mục tiêu là tăng cường tăng trưởng cho cây lúa mạch. Hệ thống này, được đặt tên là "eSoil" (tạm dịch: đất điện), sử dụng các vật liệu làm từ polyme dẫn điện và cellulose - một thành phần quan trọng trong thành tế bào thực vật. Trong nghiên cứu, cây lúa mạch 5 ngày tuổi được đặt lên giàn giáo chế tạo đặc biệt, tiếp xúc với điện áp thấp trong 5 ngày trước khi tiếp tục theo dõi và thu hoạch sau thêm 5 ngày.
Liệu pháp sử dụng dòng điện để kích thích đã mang lại hiệu quả bất ngờ cho cây trồng (Ảnh: SA)
Kết quả cho thấy rằng cây lúa mạch được kích thích bằng điện có mức tăng trưởng tăng 50%, đồng thời có chiều dài lớn hơn 30% so với cây không áp dụng phương pháp này sau 15 ngày tăng trưởng. Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế kích thích điện, một giả thuyết được đưa ra là cây trồng được kích thích bằng điện có thể hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Những cây trồng được kích thích bằng điện thể hiện khả năng xử lý nitrat hiệu quả hơn, với hàm lượng hợp chất nitơ vô cơ thấp hơn so với cây không áp dụng phương pháp. Điều thú vị là sự tăng trưởng đột ngột của cây lúa mạch không xuất hiện ngay sau khi kích thích điện, mà chỉ diễn ra trong 5 ngày tăng trưởng sau khi tắt các điện cực. Điều này cho thấy nguồn điện thấp và ngắn cũng có tiềm năng mang lại tác động lâu dài đối với thực vật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sử dụng nguồn điện quá lớn có thể ảnh hưởng đến cây trồng và cả con người. Tại Việt Nam cơ quan chức năng huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình đã xử lý nhiều trường hợp sử dụng máy kích giun đất với hiệu điện thế lên tới hàng nghìn V khiến cho những vườn cam tại huyện Cao Phong bị rụng quả khi chưa đến tháng thu hoạch.
Có thể thấy nghiên cứu về việc sử dụng chích điện để kích thích tăng trưởng cây trồng là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp hiện đại. Mặc dù cần thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về cơ chế tác động, nhưng những kết quả đầu tiên đã cho thấy tiềm năng lớn cho việc cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng thông qua ứng dụng đúng đắn của điện. Cảnh báo về việc sử dụng điện quá mức cũng cần được đặt ra để bảo vệ sự phát triển của cây trồng và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Duy Trinh (t/h)