Nghệ sĩ Phạm Bằng: Người nghệ sĩ đầy đam mê với nghiệp diễn

authorThảo Trinh 19:00 01/11/2016

(VietQ.vn) - Nổi tiếng với các vai diễn hài để đời nhưng ít ai biết, cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng là những chuỗi ngày tháng nghèo khó, gian khổ nhưng hạnh phúc.

Sự kiện: Ngôi sao

Bố nghệ sĩ Phạm Bằng mất sớm, một mình mẹ ông bươn chải nuôi 3 người con nên cuộc sống khá vất vả. Khi biết ông muốn theo nghiệp diễn, mẹ ông một mực phản đối bởi bà cho đó là nghề "xướng ca vô loài". Cũng bởi thế mà có lẽ, trong suốt cuộc đời mình, bà chưa từng một lần xem Phạm Bằng diễn.

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng

Nghệ sĩ ưu tú Phạm Bằng 

Năm 1955, nghệ sĩ Phạm Bằng trở thành sinh viên trường Cao đẳng Giao thông Công chính. Trong quá trình học ở trường, theo lời lôi kéo, rủ rê của bạn bè, ông cũng tham gia đóng vài vở kịch “lăng nhăng cho vui”. Năm 1956, khi đang học năm thứ hai trường Cao đẳng Giao thông công chính thì ông phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình. Năm 1959, nghệ sĩ Phạm Bằng tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.

Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85(VietQ.vn) - Nghệ sĩ Phạm Bằng vừa trút hơi thở cuối cùng lúc 20h ngày 31/10, tại bệnh viện Hồng Ngọc, Hà Nội sau 2 tháng điều trị bệnh viêm gan và viêm mật.

Cũng trong năm đó, Nhà nước tuyển sinh cho đoàn văn công Hà Nội, đồng thời, mở trường Đại học Sân khấu khóa I. Phạm Bằng được tuyển cả hai nơi nhưng cuối cùng, ông lựa chọn con đường vào Đoàn văn công Hà Nội. Đó là một đoàn tổng hợp các loại hình, từ ca nhạc, múa, kịch nói, cải lương đến chèo, xiếc. Phạm Bằng từng chia sẻ: “Vào văn công vừa được học, vừa được diễn, lại vừa có thêm tiền phụ giúp gia đình trong khi vào trường Sân khấu phải trả tiền học phí. Tôi không còn lựa chọn nào khác hơn. Thời kì ấy, gia đình tôi quá nghèo khó, mặt khác tôi lấy vợ trong khi chưa có việc làm”.

Năm 1964, đoàn kịch Hà Nội cùng các đoàn cải lương, đoàn chèo… được tách ra và bắt đầu đời sống riêng của mình. Tại đoàn kịch Hà Nội, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi mời Phạm Bằng tham gia các vở diễn. Ông bắt đầu nổi tiếng với các vai phản diện. Đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương và GS. Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông.

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng

Nghệ sĩ Phạm Bằng phải trải qua nhiều gian khó lúc tuổi trẻ 

Cuối năm 1974, đầu 1975, nghệ sĩ Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương. Giai đoạn đầu vào nghề, cuộc sống của NSƯT Phạm Bằng vẫn chưa hết khổ. Lương không đủ sống, chi tiêu tiết kiệm lắm cũng chỉ được 10 ngày, 20 ngày còn lại của tháng thì “xiêu vẹo”. Và cuộc sống khốn khó ấy kéo dài hơn chục năm.

Vào những năm 2000, ông nổi tiếng với các vai “sếp đầu hói” trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” của VTV3. Với lối diễn hài tưng tửng, tỉnh queo, ông đã định hình được một phong cách hài rất riêng mang thương hiệu Bằng "hói" trong các tiểu phẩm trên truyền hình. Song song với đó, nghệ sĩ Phạm Bằng vẫn tham gia đóng các DVD hài Tết, phim truyền hình. Một năm trở lại đây, do sức khỏe không đảm bảo nên ông không nhận lời đi đóng phim.

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng

Nghệ sĩ Phạm Bằng thường vào vai "Lý trưởng" hoặc "sếp" khi diễn 

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng
 
Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng
NSUT Phạm Bằng để lại nhiều ấn tượng khi tham gia diễn xuất trong "Gặp nhau cuối tuần"

Một số tiểu phẩm tiêu biểu của Phạm Bằng như: “Nghe đồn”, “Cờ bạc”, “Về quê”… Nhắc về sự nghiệp diễn xuất của ông người ta vẫn nhớ những vai diễn để đời của ông từ chính kịch đến những vai diễn hai trên các tiểu phẩm của truyền hình. Từ vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo “Đêm tháng 7” (đạo diễn Dương Linh) đến vai Lý Trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (của Lưu Quang Vũ) và vai Thương trong “Mớ đời Thương” (của Tất Đạt). Có thể nói đây là hai vai diễn để đời của ông, với một vai phản diện, một vai bi hài mà không ai có thể thay thế được.

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng
Phạm Bằng có những vai diễn để đời của ông từ chính kịch đến những vai diễn hai trên các tiểu phẩm của truyền hình

Nghệ sĩ Phạm Bằng còn được người hâm mộ nhớ đến bởi quán bánh trôi tàu ở 30 Hàng Giầy, Hà Nội. Quán bánh trôi mang "đặc trưng Phạm Bằng" là kỉ niệm sâu sắc của ông khi gia đình nghèo khó nhất và cũng là tâm huyết mà người vợ quá cố vun đắp trọn vẹn cho ông. Tuy nhiên do đợt ốm trong khoảng thời gian 2013, ông nghỉ bán quán.

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng
Quán bánh trôi của nghệ sĩ Phạm Bằng từng là chốn lui tới của nhiều bạn trẻ khi thời tiết trở lạnh

Nghệ sĩ Phạm Bằng có 4 người con, 3 cô con gái và một anh con trai thì có 2 cô theo nghề bố. Một cô trước là diễn viên, cùng nhà hát kịch với Phạm Bằng, cùng lớp của Quế Hằng, Quế Phương, Ngọc Bích, vào nghề được hơn chục năm thì lấy chồng ở trong miền Nam nên về thành lập công ty riêng. Một cô nữa trước làm ở nhà hát kịch Hà Nội, giờ sang Đức cùng chồng làm ăn. Con trai út sống cùng ông nhưng bận rộn nên đi suốt. Ở nhà phần lớn chỉ có ông và cô con gái 40 tuổi chưa lập gia đình.

Là nghệ sĩ thực thụ, Phạm Bằng không màng tới danh hiệu. Ông được phong NSƯT năm 1993. Đến nay, Phạm Bằng chưa là NSND nhưng ông nói: "Đi đâu vẫn nằm trong lòng công chúng là toại nguyện rồi".

Những điều ít biết về cuộc đời nghệ sĩ Phạm Bằng
Dù gần cả cuộc đời gắn bó với nghiệp diễn nhưng nghệ sĩ Phạm Bằng không màng đến chuyện danh hiệu 

Cách đây 4 tháng, nghệ sĩ Phạm Bằng được phát sĩ chẩn đoán bị tắc túi mật dẫn đến viêm gan. Dù đã trải qua 2 lần phẫu thuật và sức khỏe những ngày gần đây có dấu hiệu tiến triển tốt. Tuy nhiên, vào hồi 20h00 ngày 31/10, NSƯT Phạm Bằng đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Hồng Ngọc, Hà Nội.

Thảo Trinh (t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang