Sinh viên khởi nghiệp hãy bắt đầu từ điểm ban đầu nhỏ

author 20:40 13/11/2016

(VietQ.vn) - Sinh viên hãy bắt đầu từ điểm ban đầu nhỏ, sau đó phát triển hơn thu hút mọi người tham gia vào dự án của mình, đây là chia sẻ của các chuyên gia.

Sự kiện: Hoạt động Khoa học & Công nghệ

Khởi nghiệp là từ khóa nóng nhất thời điểm hiện nay không chỉ giới trẻ, khởi nghiệp khi có hành trang kiến thức đã khó, khởi nghiệp trong môi trường đại học sẽ còn có nhiều khó khăn gấp nhiều lần trong quá trình xây dựng, phát triển các tổ chức khởi nghiệp là sinh viên.

Tại tọa đàm “Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học” trong khuôn khổ của TechFest 2016 có các chuyên gia đến từ các trường đại học danh tiếng như TS Marko Seppa, chuyên gia phát triển kinh doanh quốc tế - Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan; TS Cerassela Tanasescu – Giảng viên Đại học RMIT Melbourne, Úc; GS Antti Lonnqvistas, Hiệu trưởng trường kinh doanh Dean, Đại học Tampere, Phần Lan; TS Nguyễn Trung Dũng, GĐ trung tâm BK-Holdings, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

TS Cerassela Tanasescu cho biết, để tạo vườn ươm khởi nghiệp, trước hết cần làm những điều nhỏ, khởi động họ, tạo họ thành thực thể động lực cho toàn trường. Sinh viên hãy bắt đầu từ điểm ban đầu nhỏ, sau đó phát triển hơn thu hút mọi người tham gia vào dự án của mình. Từ đó, sinh viên sẽ thay đổi được những suy nghĩ, tư duy để hướng tới khởi nghiệp. Đây là điều cốt lõi để thay đổi tư tưởng của đại đa số sinh viên hiện nay.

 Dự án khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành - TP HCM tham dự sự kiện TechFest 2016. Ảnh Đức Mậu

Các chuyên gia cũng đồng quan điểm rằng, Cùng với việc song song với đào tạo của trường địa học, doanh nghiệp sẽ phải kết hợp với nhà trường để đào tạo, doanh nghiệp phải thấy định hướng trong 10 năm tới của ra sao để nhà trường thay đổi nội dung cho phù hợp, đây là một hệ thống đào tạo bậc cao trong hệ thống các trường đại học trên thế giới.

Các chuyên gia nhận định, để tạo ra được hệ sinh thái khởi nghiệp, kết hợp tốt giữa nhà trường với doanh nghiệp thì cần phải đào tạo và thúc đẩy hoạt động của Chính phủ nhằm hướng tới mục tiêu để đạt kết quả tốt hơn. Vấn đề về chính sách là rất quan trọng, cũng như Việt Nam, ở Úc sử dụng tiền ngân sách nhà nước vào giảng dạy và hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng lại không có ngân sách cho thúc đẩy kinh doanh trong nhà trường. Đây cũng là trở ngại lớn cho các vườn ươm khởi nghiệp trong nhà trường. Chính phủ phải nhận thức được tầm quan trọng của nhà trường kinh doanh khởi nghiệp. Sinh viên phải được trải nghiệm thực tế sẽ rất quan trọng, trong một số dự án, trường có thể mời quan chức Chính phủ tham dự và định hướng cho những dự án cũng như hỗ trợ về chính sách phù hợp.

Mô hình vườn ươm trong trường đại học gặp khó khăn, bởi các doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhưng tính bền vững của vườn ươm khởi nghiệp lại là trở ngại. Trong lĩnh vực kinh doanh, sinh viên phải biết được mục tiêu của doanh nghiệp, cách kiếm tiền làm sao … khi ấy, các ý tưởng mới được ươm mầm và mới tạo ra tính bền vững của mối quan hệ hợp tác.

Một số chuyên gia cũng cho hay, mô hình từ thời kỹ cổ đại, các trường, khoa sẽ xem xét lại toàn bộ kiến thức cho sinh viên, xem đã phù hợp với xã hội hay không để điều chỉnh cho phù hợp kiến thức giảng dạy. Quan trọng nhất là xác lập sự phù hợp mô hình quản lý, cơ chế vận hành của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khởi nghiệp phải quan tâm tới nhiều vấn đề, vì vậy, cần có công cụ tạo ra sự đổi mới, không phải lúc nào cũng cho phép vai trò độc lập thúc dẩy độc lập ý tưởng vườn ươm độc lập. Nếu nhà trường tổ chức vườn ươm đã có cấu hình để chuyển vườn ươm sang mô hình doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu của các trường đại học vừa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ở Đà Nẵng đã có hệ sinh thái khởi nghiệp, Chính phủ cũng công nhận mô hình này. Đây là mô hình phổ biến, có bước đi nhỏ là cần thiết, nhưng cũng phải có bước đi lớn để thu hút các sinh viên ở trường đại học.

TS Cerassela Tanasescu cho rằng, ở Việt Nam không hề thiếu nguồn lực, nhưng trong bối cảnh hiện nay, thiếu một số vấn đề như vốn có thế kêu gọi từ bên ngoài, nhưng việc chuyển giao dự án thì không được suôn sẻ. Như ở Melbourne, Úc cũng có tranh cãi và không giao dịch  thành công trong chuyển giao.

Giữa nhà trường và doanh nghiệp đang có rào cản lớn, ở trường đại học, chủ yếu giảng dạy, nghiên cứu lại ít có trải nghiệp thực tế. Việc đào tạo doanh nhân thì yêu cầu cần có kỹ năng thực tế hơn, chứ không phải nghiên cứu. Vì vậy, cần hướng dẫn sinh viên khởi nghiệp, tạo lập doanh nghiệp.

Liên quan đến thách thức và giải pháp cho vấn đề trên, thì nên theo các bước nhỏ. Ví như, trường đại học mời lãnh đạo doanh nghiệp đến giảng dạy, để thay đổi suy nghĩ không chỉ giảng dạy, nghiên cứu … mà phải có tính thực tế cao.

Ngoài ra, trường đào tạo và doanh nghiệp cũng cần kết hợp đào tạo, để sinh viên có cơ hội thực tiễn. Sau khóa đào tạo, khóa học vừa được cấp bằng, kiến thức mà còn truyền cảm hứng cho sinh viên. Đây không phải là bước cuối cùng nhưng cũng tạo ra những bước đầu tiền cho sự sáng tạo, khởi nghiệp.

Từ khởi nghiệp là từ khóa hót, các trường cạnh tranh với nhau, nhưng nó nguy hiểm, vì các trường dựa vào khả năng, lợi thế riêng. Vườn ươm là ý tưởng tốt, nhưng dễ ở các trường tư hơn là các trường công. Ngoài ra tạo ra các trung tâm ở các trường đại học.

Chuyển giao công nghệ, ở Việt Nam chưa có kết nối cộng đồng, cần có bài toán để giải quyết vấn đề đó. Ý tưởng vườn ươm có nhưng không kết nối với khách hàng, người sử dụng hay dịch vụ, công nghệ, tính toán giá thành, tư vấn thì chưa có sự kết nối thành công.

TS Nguyễn Trung Dũng cho rằng, việc chuyển giao công nghệ vẫn còn đóng, vì luật quản lý công, không được đầu tư dự án công vào dự án riêng, dự án khởi nghiệp. Về thực tiễn ở Việt Nam, chưa có thể đem một vườn ươm ra thương mại hóa, vì tỷ lệ nhỏ. Với Việt Nam có 2 định hướng nghiên cứu, là nền tảng và ứng dụng, các công ty có thể nghiên cứu và ứng dụng. Ở Nhật đã có GS đã đạt giải Noben, bởi ở trường đó yêu cầu công nghệ phải đạt được tính ứng dụng cao.

Về mặt thực tế, sở hữu trí tuệ, phải có vườn ươm và đưa ra thị trường thì sẽ phải được bảo hộ. Việc sử hữu trí tuệ rất quan trọng, dù là vườn ươm nhỏ cũng cần biết đâu là sở hữu trí tuệ, đâu là bảo hộ trí tuệ. Vai trò của những trường đại học trong phong trào khởi nghiệp hết sức quan trọng, không chỉ thúc đẩy phong trào, mà con dạy cho sinh viên kiến thức về rủi ro.

Về đối tác của vườn ươm khởi nghiệp, Chính phủ và trường đại học phải có sự kết hợp, cần phải tính toán, nghiên cứu và phát triển vườn ươm bởi đây là vấn đề quan trọng, không được đánh giá thấp việc giảng dạy, cũng như tính thực tiễn về doanh nghiệp. Để tạo ra con người đa năng, phù hợp với chức năng của nền kinh tế, có trách nhiệm phục vụ cho người dân.

Đức Mậu

Hàng loạt nguồn đầu tư hướng vào doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam(VietQ.vn) - Nhiều doanh nghiệp, nhóm khởi nghiệp tham dự sự kiện Techfest 2016 tại Hà Nội không chỉ tìm kiếm cơ hội về vốn mà cả điểm khuyết của dự án khởi nghiệp.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang