Tình hình Ukraine mới nhất: Suy thoái kinh tế Nga do đồng rúp và giá dầu giảm mạnh

author 06:44 24/12/2014

(VietQ.vn) - Nga rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế do tác động kép của mất giá đồng rúp và giá dầu giảm mạnh cùng với ảnh hưởng của lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh Châu Âu.

Sự kiện: Cập nhật tình hình Nga - Ukraine

Theo thông tin về tình hình Ukraine mới nhất, hôm qua, 23/12 tại Moscowcựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin cho biết, các lệnh trừng phạt Nga và sự sụt giảm giá dầu đang tác động xấu đến nền kinh tế khiến Nga có thể sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế trong năm tới và khó có khả năng tăng trưởng trong 4 quý tiếp theo.

Nguy cơ nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới rơi vào tình trạng suy thoái trong 12 tháng tới là rất cao khoảng 93%, mức cao nhất so với 2 năm trước đây. Suy thoái sâu, giá cả tăng vọt và hệ thống ngân hàng mong manh là tình trạng hiện nay của Nga.

Mới đây nhất, Ngân hàng Trung ương Nga đã can thiệp vào thị trường tiền tệ khi tăng lãi suất cơ bản từ 10,5% lên 17% vào nửa đêm. Nhưng điều này không ngăn được sự hoảng loạn khi đồng rúp tiếp đà lao dốc. Ngân hàng Trung ương Nga sẽ duy trì mức lãi suất là 17% cho đến cuối quý I và cắt giảm xuống còn 11% vào cuối năm 2015, theo cuộc khảo sát của Bloomberg.

Tình hình Ukraine mới nhất: Đồng rúp và giá dầu giảm mạnh khiến nền kinh tế Nga lao đao

Tình hình Ukraine mới nhất: Đồng rúp và giá dầu giảm mạnh khiến nền kinh tế Nga lao đao. Ảnh minh họa

Tác động kép của lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh Châu Âu về việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào hồi tháng 3 và giá dầu giảm mạnh đã khiến đồng rúp Nga mất giá kỉ lục. Chính vì vậy, Ngân hàng Nga đã phải chi hơn 80 tỷ USD để ngăn chặn sự suy giảm của tiền tệ trong năm nay. Ngân hàng cũng loại bỏ một số biên độ giao dịch và áp dụng chính sách tự do chuyển nhượng trong tháng 11 và tăng lãi suất cơ bản lên khoảng 1/3.

"Các chính sách tự do chuyển nhượng mới của các Ngân hàng Trung ương Nga đã gây sức ép lớn về vấn đề quản lý nền kinh tế yếu kém của Tổng thống Nga Putin. Do đó dẫn đến các cú sốc về tình trạng giá dầu giảm và lệnh xử phạt liên quan đến vấn đề Ukraine, khiến nền kinh tế vĩ mô trở nên đầy kịch tính, biến động cao và cũng rất mỏng manh”, Wolf-Fabian Hungerland, một nhà kinh tế tại Ngân hàng Berenberg ở Hamburg cho biết.

Trong tháng qua, đồng rúp đã mất hơn 16% giá trị so với đồng USD, thấp nhất trong số hơn 170 loại tiền tệ trên thế giới được theo dõi bởi Bloomberg. Ngân hàng Trung ương sẽ giải ngân 79 tỷ USD để chống lại cuộc khủng hoảng đồng rúp, theo ước tính trung bình của 18 nhà kinh tế trong khảo sát của Bloomberg vào ngày 17/12.

Loan Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang