Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các thiết bị nội soi

author 05:48 19/09/2015

(VietQ.vn) - Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Mỹ gần đưa ra cảnh báo về nguy cơ lây nhiêm bệnh từ các thiết bị nội soi phế quản khi chúng không được khử trùng hoàn toàn.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Mỹ gần đây mới đưa ra cảnh báo về việc tái sử dụng các thiết bị nội soi y tế có thể gây truyền nhiễm bệnh nếu chúng không được làm sạch và khử trùng hoàn toàn. Trong 5 năm qua, FDA đã ghi nhận 109 trường hợp báo cáo về việc nhiễm trùng, nhiễm độc liên quan đến ống nội soi phế quản, trong đó, chỉ tính riêng năm 2014 đã có 50 trường hợp xảy ra. FDA cho biết “chỉ với con số nhỏ" nhưng cho thấy mức độ vệ sinh, an toàn của các thiết bị vẫn chưa được đảm bảo.

Vào đầu năm, FDA cũng đã cảnh báo một vấn đề tương tự với thiết bị nội soi tá tràng được cho là có liên quan đến việc bùng phát vi khuẩn kháng thuốc khiến ít nhất 13 chết tại các bệnh viện ở Seattle, Los Angeles và một số nơi khác của Mỹ.  Ngoài ra, Bloomberg cũng đã thực hiện xem xét các hồ sơ liên bang và tiểu bang tại Mỹ và cho biết đã có ít nhất 32 trường hợp các thiết bị nội soi phế quản và nội soi bàng quan nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến ít nhất 166 bệnh nhân từ năm 2013 trong khi con số thực tế có thể cao hơn.

Các thiết bị nội soi phế quản có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Các thiết bị nội soi phế quản có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Các thiết bị nội soi khá khó để làm sạch bởi chúng có các ống dẫn nhỏ bên trong nơi chứa các vi khuẩn có thể gây lây nhiễm bệnh. Ống nội soi phê quản là một ống mềm dài dễ uống cong có đường kính khoảng chừng cây bút chì nhỏ có ánh sáng ở cuối ống được luồn qua mũi hoặc miệng để kiểm tra phế quản của bệnh nhân. FDA cho biết mỗi năm họ thực hiện khoảng 500 thủ tục y tế mỗi năm, như vậy số lượng các trường hợp lây nhiễm được ghi nhận là tương đối nhỏ.

Tuy nhiên, họ cũng đang cảnh báo các nhà cung cấp các sản phẩm y tế và các bệnh nhân về nguy cơ ô nhiễm từ các thiết bị nội soi có quá trình làm sạch, diệt khuẩn phức tạp. Bên cạnh đó, họ cũng cảnh báo các bác sĩ phải thực hiện đúng các thao tác, hướng dẫn vệ sinh của nhà sản xuất và không dùng bất cứ thiết bị nào đã bị hỏng. Thông báo này cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của việc bảo dưỡng, bảo quản và kiểm tra về chất lượng của các thiết bị để ngăn ngừa sự nhiễm trùng.

Theo một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Mayo Clinic được công bố trên Tạp chí Chống truyền nhiễm của Mỹ vào tháng 8, một số loại ống nội soi khác như nội soi ruột già, nội soi dạ dày cũng chứa các vi khuẩn và các mảnh vỡ sau khi đã được làm sạch và khử trùng. “Kết quả này cho thấy các tiêu chuẩn và thực tế hiện nay vẫn chưa đủ để phát hiện và loại bỏ tất cả các vi khuẩn còn sót lại”, ông Mayo cho biết.

Loan Nguyễn


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang