Cảnh báo 2 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo
Phát hiện cơ sở sản xuất, tái chế nhớt thải nhiều vi phạm tại Bình Thuận
Công ty KENTADO bất chấp quy định, sử dụng bác sĩ, nghệ sĩ quảng cáo TPBVSK Tamino như thuốc?
Điểm danh loạt công ty vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
Cụ thể, trên website/đường link: https://www.pharmacity.vn; http://shopee.vn; https://www.yes24.vn; https://greenoly.vn; https://japana.vn; https://biocare247.vn; https://hangnoidianhatcantho.com quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sapril Collagen 2G và website: https://www.cuahangnhapkhau.com; https://aladin.com.vn; https://japana.vn; https://aloola.vn quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm đã xác minh đối với tổ chức công bố các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sapril Collagen 2G và MR.Z210MG là Công ty TNHH Phân phối Phát Việt. Theo đó, Công ty TNHH Phân phối Phát Việt khẳng định không thực hiện quảng cáo 2 sản phẩm trên các website nêu trên.
Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định quảng cáo
Trong lúc chờ cơ quan chức năng xác định chủ thể vi phạm, để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sapril Collagen 2G và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG được quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên.
Cục An toàn thực phẩm sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương xác minh, xử lý và công khai kết quả xử lý theo quy định.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong các vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vi phạm quảng cáo là phổ biến nhất.
Nhiều nhãn hàng luôn có xu hướng quảng cáo quá công dụng sản phẩm, khiến người tiêu dùng hiểu lầm đây là thuốc điều trị bệnh. Trong khi các sản phẩm này mang tính hỗ trợ, không phải thuốc điều trị.
Vì vậy, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong khuyến cáo người tiêu dùng tuyệt đối không mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chức năng quảng cáo quá đà với công dụng đẩy lùi, điều trị bệnh.
Bảo Linh (t/h)