Dịch chuyển xu hướng tiêu dùng dịp cuối năm
Bất thường tại Viện Thẩm mỹ Adora: Quản lý cơ sở 35 Nguyễn Văn Tráng nói gì?
WB: Việt Nam cần nâng cao năng suất, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Tìm giải pháp kết nối đưa hàng hoá ra thế giới thông qua FAA DAY 2023
Sáng ngày 4/10, tại TP.HCM, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp cùng Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức Hội thảo về những biến động thị trường và cơ hội kinh doanh mùa cuối năm. Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu thị trường và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Tại hội thảo, một số doanh nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường đã đưa ra những lưu ý cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh về sự thay đổi xu hướng, thói quen của người tiêu dùng làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch và định hướng kinh doanh, trước mắt là cho mùa cuối năm.
Cụ thể, theo khảo sát của Công ty Kantar Việt Nam - Doanh nghiệp chuyên nghiên cứu thị trường, trong bối cảnh kinh tế trong nước đang dần phục hồi nhưng người tiêu dùng vẫn đang bị ảnh hưởng bởi việc làm và nguồn thu nhập dẫn đến xu hướng tiêu dùng có sự thay đổi đáng kể. Có đến 28% hộ gia đình đang gặp khó khăn về tài chính (trong khi giai đoạn bình thường mới sau dịch chỉ trên dưới 21%). Theo khảo sát, gần 1/2 số gia đình đã cắt giảm các hoạt động giải trí và ăn ngoài trong khi ngành thực phẩm và thiết yếu phẩm ít bị ảnh hưởng hơn.
Do đó, người tiêu dùng hiện nay đang dần thay đổi mối quan tâm khi mua sắm, lựa chọn sản phẩm theo từng tiêu chí. Và sức khỏe, an toàn thực phẩm vẫn là 2 yếu tố người tiêu dùng quan tâm hàng đầu.
Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Phát triển kinh doanh cấp cao Kantar Việt Nam chia sẻ tại hội thảo.
Ngoài việc người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm dựa theo tiêu chí, họ còn tìm kiếm nhiều cơ hội để nhận được giá trị gia tăng trong dịp mua sắm. Chẳng hạn, chuyển sang phân khúc thấp hơn, mua số lượng lớn để tiết kiệm, tìm kiếm khuyến mãi,...
Theo đại diện Kantar, trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, người tiêu dùng thường sẽ có xu hướng ưu tiên sản phẩm mang lại giá trị trong cuộc sống hàng ngày của họ hơn. Do đó, việc giữ được mối liên kết và giá trị sản phẩm là vô cùng quan trọng để thu hút người mua trong dịp Tết 2024. Dự báo trong thời gian tới, những sản phẩm có tính ứng dụng cao như thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng tính tiện lợi và sẽ ưu tiên những kênh mua sắm mang lại nhiều giá trị hơn, thay vì chỉ trung thành với một lựa chọn nhất định. Những trải nghiệm mua sắm mới nhờ sự phát triển của công nghệ như thương mại điện tử hoặc siêu thị nhỏ được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong dịp Tết sắp tới.
Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh cấp cao - Kantar Việt Nam cho rằng, thực tế đang đặt ra cho DN bài toán cần phải đưa ra những kế hoạch cân đối danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, trong thời điểm phân hóa ngày càng nhiều, cần phải có chương trình kích cầu trong ngắn hạn để giữ chân người dùng. “Về lâu dài, đây vẫn là câu chuyện liên quan đến xây dựng thương hiệu DN để duy trì lòng tin của người tiêu dùng”, bà Nga khẳng định.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, trong thời gian tới, Hội sẽ tổ chức các buổi gặp gỡ thường xuyên để doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn cũng như tìm ra được giải pháp kinh doanh hàng hóa tốt hơn, nhất là vào mùa Tết 2024 sắp tới.
Kim Thoa