Ghé qua góc phố lịch sử ngày Giải phóng thủ đô

author 06:50 07/10/2014

(VietQ.vn) – Những phố, hàng của Hà Nội sau sáu mươi năm giải phóng vết thương trên chiến trường khốc liệt đã dần liền sẹo, thay vào đó là Hà Nội xanh thẳm, bình yên.

Trong không khí của ngày hội hòa bình, dòng người hân hoan tiến về thủ đô Hà Nội, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên từng góc phố với niềm vui giải phóng.

Cầu Long Biên là địa điểm quân ta và quân Pháp tập trung để chuyển giao quyền lực. Tại cầu Long Biên, lính Pháp rút khỏi Hà Nội, ở bên kia cầu, lực lượng Việt Minh hùng dũng tiến vào thủ đô. Sau 60 năm, cầu Long Biên trở thành tuyến đường sắt nối mạch qua sông Hồng và tượng trưng cho vẻ đẹp kiến trúc Pháp tại Hà Nội.

Cầu Long Biên nơi quân ta và quân Pháp chuyển giao lực lượng.

Cầu Long Biên nơi quân ta và quân Pháp chuyển giao lực lượng.

Phố Tràng Tiền 60 năm trước vắng tanh trước giờ tiếp quản thủ đô nay trở thành khu phố thương mại, sầm uất của thủ đô Hà Nội với nhiều dịch vụ thương mại và khu vui chơi như Tràng Tiền Plaza, trung tâm văn hóa Pháp, kem Tràng Tiền…

Đường phố Tràng Tiền 60 năm trước vắng tanh trước giờ tiếp quản.

Đường phố Tràng Tiền 60 năm trước vắng tanh trước giờ tiếp quản.

Phố Hàng Đào – nơi từng có trụ sở của trường Đông Kinh Nghĩa Thục - vắng lặng trong ngày gải phóng vì lệnh giới nghiêm khi Việt Minh tiến vào tiếp quản thủ đô. Ngày nay, phố Hàng Đào là địa điểm vui chơi quen thuộc của giới trẻ với chợ đêm Đồng Xuân, với đủ thứ hàng lấp lánh như kim cương, sáng chói như vàng, ấm áp như len, dạ cùng các loại tơ, lụa, gấm , vóc đa dạng.

Phố Hàng Đào nơi 60 năm trước bộ đội ta tiến vào để tiếp quản thủ đô.

Phố Hàng Đào nơi 60 năm trước bộ đội ta tiến vào để tiếp quản thủ đô.

Phố Hỏa Lò – con phố với duy nhất nhà số 1 luôn là nỗi sợ hãi khiến người dân thủ đô lạnh sống lưng. Sau khi quân ta tiếp quản Hỏa Lò, nhà tù Hỏa Lò vẫn được chính quyền cách mạng sử dụng để làm địa điểm giam giữ những người vi phạm pháp luật ở thủ đô. Ngày nay, trên con phố ngắn Hỏa Lò, nhà tù Hỏa Lò là địa điểm du lịch của khách trong và ngoài nước mỗi lần ghé thủ đô để chiêm ngưỡng những hình phạt ghê rợn thời trung cổ mà chiến sỹ cách mạng Việt Nam đã từng trải qua.

Sau khi trở về thủ đô, quân ta tiến về tiếp quản nhà tù Hỏa Lò.

Sau khi trở về thủ đô, quân ta tiến về tiếp quản nhà tù Hỏa Lò.

Phố Hàng Nón, nơi quân và dân ta dựng cổng chào để đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô, sau 60 năm phát triển và đổi thay, con phố mang hồn xứ sở đã dần vắng bóng những chiếc nón với những người chị, người cô một thời thay vào đó là cảnh buôn bán tập nập như bao con phố khác giữa lòng thủ đô.

Phố Hàng Nón nơi quân và dân ta dựng cổng chào để tiếp đón bộ đội ngày Giải phóng thủ đô.

Phố Hàng Nón nơi quân và dân ta dựng cổng chào để tiếp đón bộ đội ngày Giải phóng thủ đô.

Nhà hát lớn Hà Nội là công trình đồ sộ được xây dựng từ thời Pháp, từ ngày Giải phóng Hà Nội cho đến nay, nhà hát lớn Hà Nội nằm trên con phố Tràng Tiền sầm uất là địa điểm thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn của thủ đô.

Nhà hát lớn Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng ngày Giải phóng thủ đô.

Nhà hát lớn Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng ngày Giải phóng thủ đô.

Phố Hàng Trống là khu phố cổ chuyên làm trống và tranh dân gian với những bức tranh thêu mang phong cách làng quê. Bốt Hàng Trống là trung tâm chỉ huy của cảnh sát Pháp ở Hà Nội ngày 10/10/1954, đến nay phố Hàng Trống là trụ sở của nhiều cơ quan quan trọng trực thuộc nhà nước như UBND quận Hoàn Kiếm, báo Nhân Dân cùng nhiều cửa hàng thời trang cao cấp, sang trọng.

Bốt Hàng Trống - một trong những địa điểm tiếp quản đầu tiên của bộ đội ta.

Bốt Hàng Trống - một trong những địa điểm tiếp quản đầu tiên của bộ đội ta.

Cao Huyền


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang