Liên minh Y tế châu Âu: EU đẩy mạnh cuộc chiến chống kháng kháng sinh

author 14:00 21/06/2023

(VietQ.vn) - Ủy ban châu Âu hoan nghênh việc Hội đồng Liên minh châu Âu thông qua đề xuất của Ủy ban nhằm tăng cường hành động của EU chống lại tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

Trong tự nhiên, vi khuẩn và nấm (nguồn gốc tạo ra các loại kháng sinh) đã chiến đấu với nhau từ hàng trăm triệu năm. Theo thời gian, một số vi khuẩn phát triển những cơ chế để chống lại sự tấn công của nấm, chẳng hạn như làm thành tế bào dày hơn, ít thấm hơn, tăng khả năng trung hòa các enzyme do nấm tạo ra hoặc tiết ra các chất đe dọa nấm.

Nhưng khả năng chống chịu của vi khuẩn đã phát triển một cách vượt bậc trong thời đại kháng sinh. Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh thường xuyên, liên tục, phần lớn vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ bị tiêu diệt nhưng một số ít sống sót và dần dần tiến hóa ra các gen chống đỡ được thuốc. Quần thể vi sinh vật ngày càng được tạo nên từ các vi khuẩn mang gen kháng thuốc – gọi là “siêu vi khuẩn”. Do có cấu tạo khá đơn giản, những vi khuẩn này dễ dàng trao đổi gen với các loại vi khuẩn khác, khiến chúng phát triển khả năng kháng nhiều loại kháng sinh hơn, dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh (AMR) ngày càng tăng. Do đó, Ủy ban châu Âu đã đưa vào gói dược phẩm vào tháng 4 khuyến nghị để Hội đồng có các biện pháp bổ sung. Việc sửa đổi luật dược phẩm của EU nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của các loại thuốc chống vi trùng mới, cũng như đảm bảo việc sử dụng chúng một cách thận trọng và giảm tác động của kháng sinh đối với môi trường. 

Đề xuất tăng cường hành động của Liên minh châu Âu chống lại tình trạng kháng kháng sinh (AMR) được công bố cùng với bản sửa đổi luật dược phẩm của Ủy ban vào ngày 26 tháng 4, nhằm kuyến nghị và kêu gọi sự giúp đỡ chống lại AMR trong các lĩnh vực sức khỏe con người, động vật và môi trường, theo cách tiếp cận tới sức khỏe từng người. Khuyến nghị của Ủy ban châu Âu tập trung vào phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, theo dõi, giám sát, đổi mới, đối với các loại thuốc sẵn có, chống lại vi trùng hiệu quả. Ngoài ra cần có những quy tắc để người tiêu dùng sử dụng thận trọng, cần có được sự hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên và toàn cầu. 

Ủy ban châu Âu tăng cường hành động chống lại tình trạng kháng kháng sinh (AMR). Ảnh minh họa

Một số mục tiêu của EU, được phát triển cùng với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), được đặt ra cho năm 2030: Giảm 20% tổng lượng kháng sinh tiêu thụ ở người; Ít nhất 65% tổng lượng kháng sinh tiêu thụ ở người phải đạt hiệu quả (sử dụng đúng kháng sinh); Giảm nhiễm trùng do ba loại vi khuẩn kháng kháng sinh chính, sẽ áp dụng chủ yếu cho các bệnh viện. 

Các mục tiêu Ủy ban châu Âu đề xuất cho EU, cũng được dịch cho từng cấp quốc gia, sẽ giúp EU giải quyết AMR có tính đến các đặc thù của quốc gia mà không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân. Họ cũng sẽ cho phép giám sát tốt hơn các bệnh nhiễm trùng và tiêu thụ thuốc kháng sinh trong những năm tới và điều chỉnh việc hoạch định chính sách cho phù hợp. Khuyến nghị này cũng khẳng định vai trò lãnh đạo quốc tế của EU đối với AMR và kêu gọi Ủy ban và các Quốc gia Thành viên đưa AMR vào thỏa thuận đại dịch hiện đang được đàm phán. Nó cũng được mời để giữ AMR cao trong chương trình nghị sự của G7 và G20.

Thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam 

Các chuyên gia tại Việt Nam đã bày tỏ lo ngại về tình trạng các cơ sở khám chữa bệnh tuyến cuối như bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Nhi Trung ương, Phổi Trung ương… đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của những vi khuẩn đa kháng (kháng 2 nhóm kháng sinh trở lên) và toàn kháng (kháng với tất cả kháng sinh). Thậm chí đã có những bệnh nhân tử vong. Theo báo cáo, tỉ lệ kháng thuốc của nhóm vi khuẩn đường ruột E.coli ở Việt Nam đã lên tới 30-40%, kháng luôn cả kháng sinh mạnh nhất là colistin. Tại một số tỉnh phía Nam, tỉ lệ kháng thuốc của E.coli lên tới hơn 74%. Tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; trong khi vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện A.baumannii kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ một có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ ba và bốn. “Với những trường hợp toàn kháng, bác sĩ cũng đành bất lực, chỉ có thể giúp bệnh nhân truyền dịch, nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng để cơ thể tự chống đỡ với vi khuẩn”, TS. Đoàn Mai Phương, khi đó làm việc tại khoa vi sinh của bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ.

TS. Phạm Đức Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái ở trường ĐH Y tế công cộng, chỉ ra 3 nguyên nhân nổi trội đang làm khả năng đột biến của vi khuẩn ở Việt Nam tăng lên. Đầu tiên, đó là việc các bác sĩ đã kê đơn quá mức và làm dụng thuốc kháng sinh. Vì thiếu năng lực của hệ thống phòng xét nghiệm nên không phải lúc nào các bác sĩ cũng có đủ thông tin để biết được vi sinh vật mà bệnh nhân bị nhiễm có mang gen kháng thuốc hay không. Do vậy, để đối phó với bệnh nhiễm trùng chưa xác định, họ thường dùng cách tiếp cận kháng sinh “bao vây” – tức kê đơn một vài ngày, nếu không khỏi thì đổi sang kháng sinh khác.

Trên thực tế, khảo sát của Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết có khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý; 32% bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn; 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo dài và không cần thiết. Thứ hai, việc quản lý thuốc kháng sinh còn khá lỏng lẻo, người dân có thể dễ dàng mua kháng sinh tại các hiệu thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn. Tại thành thị, 88% kháng sinh được bán mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ này là 91%- theo thống kê của Bộ Y tế. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ em do nhiều trẻ được các ông bố, bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh theo kinh nghiệm, theo lời gợi ý của người bán tại hiệu thuốc, theo đơn của người khác hay theo “bác sĩ google” – bất chấp căn bệnh đó có thực sự cần đến kháng sinh hay không. Mỗi năm, người Việt Nam tiêu thụ kháng sinh nhiều hơn gấp đôi lượng kháng sinh trung bình của người dân EU, dù có thể không ốm hơn.

Khánh Mai

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang