'Ổ vi khuẩn' đeo bám vì sai lầm khi sử dụng thớt
Những mối nguy hại 'chết người' khi đeo vòng bạc cho con trẻ
Dùng giấy vệ sinh sai cách có nguy cơ hủy hoại sức khỏe
Máy tính cầm tay giả tiềm ẩn nguy cơ với người dùng
Sử dụng thớt quá nhỏ
Báo Trí Thức Trẻ đưa tin, một cái thớt nhỏ xinh xắn có thể phù hợp và làm đẹp cho góc bếp cũng như dễ chùi rửa hơn. Thế nhưng, do diện tích bề mặt thớt nhỏ, khi chế biến bạn dễ làm thực phẩm rơi ra ngoài, từ đó có thể bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, việc không đủ không gian cho dao di chuyển qua lại nên nguy cơ bị tổn thương cao cho người sử dụng.
Thớt quá nhỏ vô cùng nguy hiểm khi sử dụng. Ảnh minh họa
Sử dụng chung thớt các loại thực phẩm
Các loại thực phẩm sống như thịt sống, kể cả thịt gia cầm và cá đều có thể chứa vi khuẩn như E. coli và salmonella - những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, đường ruột...Nhưng khi bạn chỉ sử dụng một chiếc thớt để vừa chế biến thịt, vừa thái rau, củ quả để làm nước ép thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên. Đơn giản là vì vi khuẩn từ thịt bám lại trên bề mặt thớt, sau đó dính vào các thức ăn khác và kết quả là vào cơ thể bạn.
Để thớt ẩm ướt
Bề mặt thớt luôn ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Cho dù bạn đã khử trùng sạch sẽ nhưng điều đó vẫn không đảm bảo vi khuẩn đã "chết hết".
Dùng thớt mãi không thay
Với thớt gỗ và thớt nhựa, sau một thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể.
Sử dụng 2 mặt thớt
Nhiều bà nội trợ có thói quen sử dụng hai mặt của thớt. Đây là sai lầm phổ biến. Trên thực tế, các mặt phẳng dùng để kê thớt khi chế biến thức ăn như nền nhà, kệ bếp là nơi rất bẩn. Khi đặt mặt thớt xuống, vi khuẩn, vi trùng đã bám vào.
Sử dụng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo
Theo báo VnExpress, thớt gỗ sau một thời gian dùng dễ bị thấm nước, bị mùn, nứt nẻ, nhiều vết cắt đan chéo nhau, thậm chí còn bị ẩm mốc... khiến các loại ký sinh trùng gây bệnh phát triển. Nếu tiếp tục sử dụng, bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Cách tốt nhất là nên thay thớt mới sau 6 tháng. Nếu sử dụng nhiều, bà nội trợ nên thay thớt sớm hơn.
Không phải gỗ nào cũng có thể làm thớt, do vậy, khi mua thớt nên chú ý đến chất liệu và kỹ thuật sản xuất. Sản phẩm tốt phải làm từ loại gỗ có chất liệu không bị mùn, thớ gỗ phải nhỏ, chắc và mịn như gỗ me, gỗ cao su, gỗ sồi.
Chọn thớt màu lòe loẹt
Thớt nhựa thường làm từ các hỗn hợp mà người tiêu dùng không thể kiểm soát độ an toàn, trong đó một số loại nhựa bạn không chắc có thể sử dụng trực tiếp để chế biến thực phẩm không. Các loại thớt làm từ nhựa, hoặc từ gỗ có màu sắc bắt mắt thường được các nhà sản xuất pha chế, sơn phết bằng chất tạo màu có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Một số chất, khi tiếp xúc với thực phẩm có thể gây nên nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe mà bạn không thể lường hết.
Mua không để ý nguồn gốc
Nhiều gia đình khi mua thớt thường khá hời hợt, cứ thấy là mua chứ không để ý đến nguồn gốc xuất xứ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng, vì phần lớn thớt gỗ, thớt nhựa không rõ nguồn gốc, thì khó đảm bảo chất lượng. Giá trị “đầu tư” mua một cái thớt chất lượng thì rất nhỏ nhưng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo sức khỏe gia đình. Nên đừng hời hợt trong việc lựa chọn hàng giá rẻ mà rước bệnh về nhà.
Cũng như nhiều sản phẩm khác, ngoài chất liệu chính là gỗ, nhựa, thủy tinh... nhiều nhà sản xuất còn dùng các chất phụ gia khi sản xuất để sản phẩm chắc, cứng và bóng hơn. Những chất phụ gia này có thể thấm, bong ra trộn lẫn vào trong thức ăn mà bạn không thể kiểm soát được.
An Dương (T/h)