Tạo đột phá cho sự phát triển bền vững công nghiệp điện tử tại Việt Nam

author 13:11 16/04/2021

(VietQ.vn) - Để phát triển bền vững ngành điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết sản xuất với các tập đoàn FDI công nghệ cao. Trong đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được ba điều kiện là chất lượng, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý.

Tạo bước đột phá cho sự phát triển bền vững công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Ảnh minh họa. 

Hiện nay, Việt Nam là nơi đặt nhà máy của một số hãng công nghệ lớn như Samsung, LG, Canon, Intel... với số vốn hàng tỷ USD. Trong đó, riêng mảng sản xuất smartphone hiện có nhà máy Samsung, sản xuất những điện thoại dòng S, dòng Note cao cấp và các sản phẩm phân khúc khác phục vụ thị trường Việt Nam và thế giới. 

Hay sự việc Oppo dự kiến xây dựng nhà máy ở Bắc Ninh đã được nhắc đến vào cuối năm 2020. Việc xây dựng thêm nhà máy ở Việt Nam có thể là bước đi quan trọng giúp Oppo mở rộng sản xuất và gia tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường thiết bị di động toàn cầu.  

Ngoài Samsung và LG đã có các tổ hợp công nghệ cao hàng tỷ USD ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.Hồ Chí Minh và Hải Phòng, thì Sony, Nokia cũng đều đã có nhà máy ở Việt Nam. Gần đây nhất, Lenovo cũng liên tục tới Bắc Ninh, Bắc Giang để tìm kiếm cơ hội xây dựng nhà máy tại đây. Còn Apple, tuy chưa có kế hoạch lắp ráp iPhone tại Việt Nam, song một loạt đối tác sản xuất lớn của họ, như Wistron, Pegatron, Luxshare, Foxconn… đều đang gia tăng sản xuất các thiết bị, linh phụ kiện tại Việt Nam.

Foxconn cách đây ba tháng đã chính thức đầu tư dự án sản xuất iPad và MacBook trị giá 270 triệu USD tại Bắc Giang. Foxconn dự kiến tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam và đặt mục tiêu doanh thu 40 tỷ USD tại Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới… Đó là những minh chứng cho thấy Việt Nam ngày càng được các doanh nghiệp ưu tiên chọn đặt các nhà máy lớn.

Tuy nhiên, mặc dù Việt Nam nằm trong số các quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN, nhưng có khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Chính vì vậy, ngành công nghiệp điện tử cần tạo bước đột phá để phát triển. Đặc biệt là phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cho biết, để phát triển bền vững ngành điện tử tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải liên kết sản xuất với các tập đoàn FDI công nghệ cao. Trong đó, doanh nghiệp phải đáp ứng được ba điều kiện là chất lượng, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Có như vậy mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn có thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và tiến tới tham gia chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp điện tử cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả hơn nữa. Mỗi doanh nghiệp cần tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp, đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng và phát triển công nghệ chung của thế giới.

Tiếp tục tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân(VietQ.vn) - Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cần phải có môi trường công bằng, thể chế thuận lợi để doanh nhân có thể yên tâm kinh doanh, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 đang diễn biến khó lường.

Mai Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang