Tư lệnh Mỹ: ‘Biển Đông vẫn ổn vì tàu sân bay John C. Stennis đang ở đó’

author 19:13 07/06/2016

(VietQ.vn) - Tình hình Biển Đông mới nhất cho hay, tàu sân bay Mỹ đã hiện diện ở Biển Đông hơn 3 tháng nay để thách thức đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc.

Sự kiện: Tình hình Biển Đông

Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis được Hải quân Mỹ huy động đến Biển Đông hồi đầu tháng 3, kể từ khi Trung Quốc triển khai trái phép hệ thống tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tàu Stennis tuần tra và tham gia tập trận với các đồng minh châu Á ở khu vực này trong suốt tháng 5/2016 và vẫn còn tiếp tục ở ngoài khơi Biển Đông.

Navy Times coi sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ là yếu tố giúp tình hình Biển Đông ‘hạ nhiệt’ trong bối cảnh hiện nay

Navy Times coi sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ là yếu tố giúp tình hình Biển Đông ‘hạ nhiệt’ trong bối cảnh hiện nay. Ảnh Quotesgram

Sự hiện diện của tàu sân bay Stennis gửi đi một thông điệp không cần che đậy của Mỹ, đó là Washington không công nhận bất kỳ đòi hỏi chủ quyền nào của Trung Quốc ở Biển Đông, báo Thanh Niên trích bình luận của Navy Times hôm 6/6.

Liên quan đến vấn đề này, đô đốc John Richardson, Tư lệnh Hải quân Mỹ đã đến thăm tàu Stennis  trong 2 ngày 5 – 6/6. “Đi đến đâu tôi cũng được nghe mọi người hỏi về Biển Đông và cả sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng của khu vực này. Và tôi nói với mọi người rằng mọi thứ đều ổn vì chúng tôi đang có tàu sân bay John C. Stennis ở ngoài đó, trên Biển Đông”, đô đốc John Richardson nói.

Đô đốc Richardson nói với các thủy thủ trên tàu Stennis rằng con tàu là một sự đảm bảo quan trọng của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, rằng Washington đang thực hiện cam kết của mình ở Biển Đông, theo thông cáo của Hải quân Mỹ được Military trích dẫn.

"Đó rõ ràng là một biểu tượng của sức mạnh. Mỹ đang cố gắng chứng minh rằng dù không liên quan nhưng Mỹ vẫn có quyền tự do di chuyển ở nơi mà một thế lực khác đang muốn thiết lập sự thống trị của mình", Bryan Clark, sĩ quan hải quân Mỹ đã nghỉ hưu và hiện là nhà phân tích của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (Mỹ) nhận định.

Trước đó vào hồi tháng 3/2016, Đô đốc Richardson từng tuyên bố Hải quân Mỹ phải tăng cường hiện diện ở Biển Đông vì lo ngại Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự hóa ở vùng biển này, trong khi chờ đợi phán quyết của tòa trọng tài quốc tế ở The Hague (Hà Lan) giải quyết tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Bắc Kinh lâu nay nói không công nhận tòa trọng tài cũng như phán quyết của tòa này.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm tàu sân bay John C. Stennis trên Biển Đông, tháng 4/2016

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm tàu sân bay John C. Stennis trên Biển Đông, tháng 4/2016. Ảnh Bộ Quốc phòng Mỹ

Được biết tàu sân bay Stennis cũng sắp hoàn thành đợt tuần tra ở Biển Đông, và được thay thế bởi tàu sân bay Ronald Reagan vừa hoàn tất việc bảo trì ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản, theo Navy Times. Tàu Ronald Reagan đã rời quân cảng Yokosuka ngày 4/6 để xuống Biển Đông tham dự cuộc tập trận CARAT ở Philippines (từ 6 – 10/6/2016).

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay báo Dân Trí đăng lại từ nguồn AFP, ngay khi mở màn vòng Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên Mỹ - Trung Quốc hôm qua 6/6, Bắc Kinh đã hối thúc Washington bỏ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông sang một bên, thay vào đó theo đuổi các lĩnh vực dễ đàm phán hơn như biến đổi khí hậu.

Cụ thể, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng: “Việc có bất đồng không có gì đáng sợ. Điều quan trọng là không sử dụng bất đồng như một cái cớ cho sự đối đầu. Một số bất đồng không thể giải quyết ngay lập tức, tuy nhiên hai bên nên có thái độ mang tính xây dựng và thực tế. Thái Bình Dương nên là khu vực để hợp tác, không phải để cạnh tranh".

Ông Tập còn nói rằng Mỹ cần tăng cường “sự tin tưởng lẫn nhau” để tránh các “đánh giá sai lầm chiến lược”. Đồng thời, Bắc Kinh cũng hối thúc Washington bỏ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông sang một bên, thay vào đó theo đuổi các lĩnh vực dễ đàm phán hơn như biến đổi khí hậu, vấn đề kinh tế hay chương trình hạt nhân Triều Tiên.

Tuy nhiên bất chấp “đòn phủ đầu” của ông Tập, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ tham gia Đối thoại, nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và phản đối bất cứ quốc gia nào giải quyết tranh chấp thông qua hành động đơn phương”.

Tình hình Biển Đông ‘phủ bóng’ Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên Mỹ - Trung Quốc

Tình hình Biển Đông ‘phủ bóng’ Đối thoại kinh tế và chiến lược thường niên Mỹ - Trung Quốc. Ảnh AFP

Đáng chú ý, trước khi dự vòng Đối thoại ở Trung Quốc, ông Kerry đã cảnh báo ý đồ của Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông là “hành động khiêu khích và gây bất ổn”.

Tại Diễn đàn an ninh Shangri-La diễn ra cuối tuần qua tại Singapore, giới chức quốc phòng Mỹ và các nước châu Á cũng đồng loạt lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh ngừng các hoạt động bành trướng ở Biển Đông và tuân thủ phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế liên quan đến vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò”.

Những sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tòa án trọng tài thường trực ở Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines trong vài tuần tới. Tuy vậy, cuối tuần qua, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố sẽ không công nhận phán quyết của tòa.

Gia đình 8 người khóc ngất, đổ xăng đòi 'chết chung' với đoàn cưỡng chế nhà(VietQ.vn) - 8 người trong căn nhà bị cưỡng chế ở Đà Nẵng đóng cửa, đổ xăng khắp phòng khách rồi tuyên bố sẽ tự thiêu để ‘nếu ai vào thì cùng chết chung’.

Vân Anh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang