Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ tiếp tục điều tra tôm nhập khẩu từ Việt Nam

author 19:36 13/12/2023

(VietQ.vn) - Quyết đinh cuối cùng về việc tôm nhập khẩu có bị áp thế đối kháng và thuế chống bán phá giá hay không sẽ được công bố vào mùa thu hoặc mùa đông năm 2024.

Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) mới đây đã bỏ phiếu kín với tỷ lệ 4-0, ủng hộ tiếp tục điều tra sự việc trong đơn cáo buộc của Hiệp hội Chế biến Tôm Mỹ (ASPA) về việc tôm nhập khẩu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tôm nội địa và yêu cầu áp thuế lên tôm nước ấm nhập khẩu từ Ân Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam.

Quyết định này của ITC có thể khiến tôm nhập khẩu từ bốn quốc gia nói trên bị áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Theo đó, từ tháng 3/2024, giá tôm nhập khẩu tại thị trường Mỹ sẽ tăng giá.

Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã nộp đơn kiến nghị với chữ ký của khoảng 850 nhà thu hoạch tôm yêu cầu áp thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá vào ngày 25/10. Hiệp hội cho biết các thành viên của họ chiếm hơn 85% lượng tôm nội địa được chế biến tại Mỹ.

 Quyết đinh cuối cùng về việc tôm nhập khẩu có bị áp thế đối kháng sẽ được công bố vào mùa thu năm sau

Nhập khẩu tôm tăng 15,6% từ năm 2020 đến năm 2022, “giành thị phần từ phía các nhà sản xuất trong nước vào năm 2022” , bà Elizabeth Drake, đối tác tại Schagrin Associates ở Washington và luật sư đại diện cho ASPA cho biết.

ASPA cho biết họ đã ghi nhận “hàng chục chương trình trợ cấp của chính phủ” mang lại lợi ích cho người nuôi và chế biến tôm ở các quốc gia xuất khẩu, bao gồm các khoản vay trợ cấp, ưu đãi thuế, trợ cấp, tín dụng xuất khẩu và cung cấp đất, nước và các đầu vào khác. Tỷ lệ bán phá giá bị cáo buộc là 9,55-25,82% đối với Ecuador và 26,13-33,95% đối với Indonesia.

“Chúng tôi có mặt ở đây ngày hôm nay vì ngành tôm trong nước đang gặp khủng hoảng. Như bản kiến nghị đã đề cập, sản lượng đang giảm, trong khi giá ở mức thấp và tỷ suất lợi nhuận đã biến mất. Toàn bộ ngành đang bấp bênh, bao gồm các tàu thuyền và nhà chế biến trên khắp Vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương. Trong cuộc thảo luận của tôi với các chủ tàu, ngư dân, bến tàu và nhà chế biến trong vài tháng qua, tôi đã nghe đi nghe lại những điều tương tự. Chúng tôi chưa bao giờ thấy điều gì tệ đến thế này.” bà Drake nói.

ITC cũng nghe ý kiến từ một nhóm doanh nghiệp không muốn áp thuế lên tôm nhập khẩu, bao gồm các giám đốc điều hành thu mua thủy sản tại nhà phân phối thực phẩm lớn như Performance Food Group và chuỗi siêu thị Publix Markets. Họ lập luận rằng tôm nhập khẩu và tôm nội địa không cạnh tranh với nhau trên thị trường.

Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc tôm nhập khẩu có bị áp thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá hay không, sẽ được chính phủ liên bang công bố vào mùa Thu hoặc mùa Đông năm 2024. Công ty luật Akin Gump cho rằng cuộc điều tra sẽ kết thúc và quy định sẽ được ban hành vào tháng 12/2024, trong khi hãng luật White & Case dự đoán thời điểm công bố quyết định là tháng 10/2024.

Như vậy, các nhà nhập khẩu tôm sẽ chịu một "đòn giáng" ngay sau ngày 25/3/2024. Đó là thời điểm DOC sẽ đưa ra quyết định điều tra sơ bộ về việc bốn quốc gia Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam có đang được nhận trợ cấp đối kháng hay không; nếu có, bốn quốc gia này sẽ bị buộc phải k quỹ một khoản tiền tương đương để phủ quyết số tiền trợ cấp đó.

Nếu tháng 3/2024 DOC tiếp tục cuộc điều tra thì tổng số tiền các nhà nhập khẩu phải bỏ ra sẽ phụ thuộc vào mức độ trợ cấp được xác định (nếu có).

 Bảo Linh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang