Cảnh báo nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng đến ô tô, dễ xảy ra tai nạn

author 06:42 09/04/2020

(VietQ.vn) - Vào những ngày nắng nóng nhất là ở nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng làm việc của hệ thống phanh ô tô, thậm chí còn khiến cho hệ thống này hư hỏng.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Theo các chuyên gia, khi nhiệt độ ngoài trời 35 độ C, ca-bin của ô tô có thể đạt 50 độ C chỉ sau 20 phút. Sau 20 phút tiếp theo, nhiệt độ trong khoang ca-bin sẽ tăng lên 65,5 độ C.

Khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên mức 39-40 độ C, nhiệt độ trong ca-bin có thể lên tới khoảng 90 độ C. Khi nnhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng lớn tới ô tô như: Bong tróc lớp sơn bên ngoài, giảm tuổi thọ của các chi tiết nhựa trong xe, hệ thống làm mát hao hụt nhanh nguy cơ nổ lốp xe, giảm tuổi thọ bình ắc-quy và đặc biệt nắng nóng còn là kẻ thù của hệ thống phanh ô tô.

 Nhiệt độ cao sẽ làm hư hỏng nhiều bộ phận trên ô tô, kể cả hệ thống phanh tài xế cần biết để có cách sử dụng ô tô đúng cách. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia về ô tô, nhiệt độ cao không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc của cơ cấu phanh, nhiệt độ cao còn làm “sôi” dầu lẫn nước, làm mềm gioăng phớt tạo điều kiện để dầu áp suất cao thoát ra ngoài.

Ma sát tạo lực cản giúp dừng xe nhưng cũng tạo ra kẻ thù số một của hệ thống phanh - nhiệt độ. Phát sinh tại bề mặt tiếp xúc giữa má - đĩa phanh (cơ cấu phanh đĩa) hoặc guốc - trang trống (cơ cấu phanh tang trống), một phần nhiệt năng thoát ra ngoài theo má - đĩa phanh hoặc guốc phanh - tang trống, một phần qua pít-tông truyền làm nóng dầu phanh.

Trạng thái phanh gấp ở vận tốc cao, tốc độ tản nhiệt thấp hơn nhiều so với tốc độ sinh nhiệt, vùng tiếp xúc của 2 chi tiết có chuyển động tương đối nóng đỏ cục bộ gọi là hiện tượng cháy phanh. Khói xuất hiện kèm mùi khét, lực ma sát giảm. Bề mặt má chai cứng, trên mặt đĩa phanh hoặc tang trống xuất hiện các khu vực xám đen - dấu hiệu của hiện tượng quá nhiệt.

Cảnh báo không nên bỏ qua nguyên nhân động cơ ô tô không tản được nhiệt(VietQ.vn) - Khi động cơ ô tô không tản được nhiệt sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tài xế không nắm rõ các nguyên nhân cũng như xử lý đúng cách và kịp thời.

Xe đổ đèo, vận tốc xe tăng tự nhiên ngoài ý muốn, phản xạ của tài xế thường là rà phanh giảm tốc độ. Động năng chuyển thành nhiệt, cơ cấu phanh nóng lên. Nhiệt năng liên tục truyền vào dầu phanh trong khi khả năng tản nhiệt của đường ống kém. Như một tất yếu, dầu phanh nóng nên.

Có đặc tính hút nước mạnh, dầu phanh sử dụng lâu lẫn nước thấm thấu qua đường ống cao su. Nhiệt độ cao vượt quá điểm sôi, nước hóa hơi bên trong đường ống tạo bọt khí. Bị chiếm thể tích, một phần dầu hồi về bình chứa. Từ đặc tính không thay đổi thể tích khi bị nén, dầu thủy lực lẫn hơi nước bị nén triệt tiêu lực đạp phanh.

Ngay cả với tình huống dầu phanh không lẫn nước, nhiệt độ tăng cao quá mức làm nóng và mềm gioăng kín tại xi-lanh công tác của cơ cấu phanh, thậm chí áp lực dầu nóng còn phá hủy gioăng lão hóa. Dầu thoát ra ngoài khi tài xế đạp phanh. Không còn lực tỳ, má mất ma sát với đĩa phanh. Cả hai tình huống dầu “sôi” và hở gioăng, cơ cấu phanh đều mất khả năng làm việc, lực đạp chân phanh nhẹ hơn bình thường.

Với những tác hại trên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, cũng giống như con người, ô tô cần được bảo vệ trong mùa nắng nóng để đảm bảo không bị xuống cấp hoặc hư hại một số bộ phận. Do đó, tài xế nên đỗ xe dưới bóng râm hoặc trong nhà để tránh ánh nắng trực tiếp. Đây là phương pháp đơn giản nhất để bảo vệ chiếc xe. Trong trường hợp không có, hãy tìm đến những bãi đỗ xe gần công viên hoặc các khu phố có nhiều cây xanh, bóng râm của các toà nhà cao tầng.

Dùng mái che hoặc phủ bạt, dùng tấm chắn nắng, dán phim cách nhiệt cũng là cách chống nóng rất được ưa chuộng. Chi phí dán phim cách nhiệt vào khoảng vài triệu cho đến hơn chục triệu đồng, tuỳ theo chất lượng của từng loại phim cách nhiệt.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang