Vì sao chất lượng sản phẩm tinh bột sắn của Việt Nam mãi ở mức trung bình?

author 09:00 26/08/2014

(VietQ.vn) - Mặc dù ngành công nghiệp sản xuất tinh bột sắn phát triển được trên 15 năm nay nhưng dây truyền thiết bị 100% sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa có.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Thực trạng trên chính là nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm tinh bột sắn của Việt Nam không cao, giá trị xuất khẩu thấp.

Mấy năm gần đây cây sắn phát triển mạnh, được trồng rộng rãi trên 6 vùng sinh thái của cả nước với diện tích gần 560.000 ha, đem lại công ăn việc làm cho hơn 1,2 triệu người lao động.

Từ cây xóa đói giảm nghèo, cây sắn đã trở thành cây hàng hóa và là mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu lớn thứ ba của nước ta sau Gạo và Cà phê. Bộ Công thương đưa Sắn và các sản phẩm từ  sắn vào danh mục 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam từnăm 2009.

Cây sắn trở thành một trong những cây giúp nông dân xóa đói giảm nghèo

Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về sắn và các sản phẩm từ Sắn sau Thái Lan, thu được 1,35 tỷ USD (năm 2012). Điều đó cho thấy vị trí cây Sắn ngày càng được nâng lên, đã mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tếcủa Việt Nam, cây Sắn cũng trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho người nông dân.
Cả nước có 91 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, có 6 nhà máy chế biến cồn. So với 5 năm trước đã tăng gấp đôi vế số lượng nhà máy và gấp3 lần về công suất.

Các nhà máy hiện nay đã được đầu tư từ 10-15 năm trước, công nghệ và thiết bị chủ yếu của Trung Quốc, Thái lan. Tây Ninh là tỉnh có nhiều nhà máy nhất cả nước (có 40 nhà máy), những năm gần đây do tính chất cạnh tranh về chất lượng sản phẩm tăng cao nên một số đơn vị đã đầu tư nâng cấp một số bộ phận dây truyền sản xuất, nhập khẩu thiết bị Châu âu như: Wesfalia – Đức, Alfalaval – Thụy Điển,… nhưng số đó không nhiều, còn phần lớn vẫn sử dụng máy và thiết bị Trung Quốc.

Mặc dù ngành công nghiệp sản xuất tinh bột sắn phát triển được trên 15  năm nay nhưng dây truyền thiết bị 100% sản xuất tại Việt Nam vẫn chưa có, do chưa được các cơ quan nhà nước quan tâm đầu tư đúng mức. Trong nước có một số đơn vị tư nhân chủ động tìm hiểu và chế tạo được dây truyền thiết bị sản xuất tinh bột sắn tuy nhiên mới chỉ đạt 90% và chất lượng còn hạn chế. Bên cạnh đó thiết bị được coi là trái tim của dây truyền sản xuất là ly tâm tách mủ(separator) hoàn toàn phải nhập khẩu.

Công nghệ cế biến sắn lạc hậu hầu hết thiết bị nhập từ Trung Quốc

Vì tình trạng công nghệ và thiết bị sản xuất như trên nên chất lượng sản phẩm tinh bột sắn sản xuất đạt mức trung bình, so với Thái lan còn thua về độ trắng, tạp chất, độ mịn …Hơn thế nữa Thái lan luôn có chính sách hỗ trợ sản xuất và xúc tiến xuất khẩu ưu tiên (Chính phủThái Lan trực tiếp thực hiện các chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng năm với Trung Quốc) từ những lý do trên nên doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp Thái lan.

Hiện nay Trung quốc đã và đang mở rộng đầu tưtrực tiếp nước ngoài, theo cách mua lại hoặc đầu tư mới các nhà máy máy Tinh bột sắn ở Campuchia, Châu Phi,.... sẽ cạnh tranh trực tiếp với các đơn vị sản xuất trong nước trong việc thu mua nguyên liệu sắn từ Campuchia đồng thời giảm sự phụ thuộc về nhu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ thực trạng trên, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã kiến nghị tới cơ quan nhà nước,  cần quan tâm và đánh giá đúng về tiềm năng, lợi thế ngành sắn, tạo điều kiện thúc đẩy để Hiệp hội Sắn Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

Cụ thể, nhà nước cần đầu tư cho khoa học, công nghệ chế biến tinh bột sắn Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm tinh bột sắn, tạo ra được nhiều sản phẩm sau tinh bột sắn có giá trị gia tăng cao hơn như: tinh bột biến tính, mạch nha,….

Tuy nhiên, ngay trước mắt cần có các giải pháp vốn cho ngành sản xuất xuất khẩu tinh bột sắn. Trường hợp chậm lưu thông, tồn kho tăng lên thì có chính sách tín dụng ưu đãi để tháo gỡ khó khăn cho ngành sắn.

Hạ Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang