Để 3 mức tín nhiệm như hiện hành rất khó đánh giá cán bộ

author 14:12 25/11/2014

Sau hai lần lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, các ĐB Quốc hội - những nhà lập pháp - những người đã ấn nút thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm này vẫn còn đầy tâm tư. Đa số các ý kiến phát biểu tại QH cũng như các ý kiến mà chúng tôi ghi nhận đề nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên có 2 mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm.

Sự kiện: Đánh giá sự phù hợp

Lấy phiếu 3 mức là để đảm bảo hệ số an toàn cao

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn còn không ít những điều cần phải xem xét. Vấn đề then chốt nhất là cả 3 mức độ đánh giá đều có chung yếu tố là “tín nhiệm”, cho dù theo tinh thần nghị quyết 35 thì căn cứ vào kết quả nếu “tín nhiệm thấp” quá bán thì sẽ chuyển từ quy trình “lấy” sang “bỏ”. Nhưng dư luận xã hội vẫn cho rằng cách làm như vậy là “nửa vời”, hình thức.

Theo ĐB Dương Trung Quốc thì việc chia làm ba mức: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp chẳng qua để bảo đảm hệ số an toàn cao gần như tuyệt đối, để tránh có trường hợp phải chuyển sang thủ tục bỏ phiếu ở 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm.

Cùng quan điểm này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Nga khẳng định: Quy định 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp là chưa phù hợp. Theo lý giải của ĐB này là xuất phát từ bản chất của lấy phiếu là thăm dò mức độ tín nhiệm nên phải nhằm trả lời được câu hỏi là chức danh cụ thể đó có được Quốc hội tín nhiệm không, nếu được tín nhiệm thì ở mức độ nào. “Quy định 3 mức như trên, đáng lưu ý trong đó không có mức không tín nhiệm đã dẫn đến chưa cần tiến hành lấy phiếu thì chúng ta đã mặc định trước kết quả là tất cả các chức danh đều được tín nhiệm” - ĐB Nga nói.

Cử tri đặt câu hỏi là sau cả năm thực hiện nhiệm vụ, có những lĩnh vực chuyển biến tích cực, có những lĩnh vực chưa chuyển biến nhiều, thậm chí có một số mặt còn có dấu hiệu đi xuống. “Vậy, dựa trên căn cứ thực tiễn nào, căn cứ khoa học và pháp lý nào mà chúng ta lại ấn định là tất cả những người đứng đầu đều mặc nhiên được tín nhiệm trước khi lấy phiếu” - Đại biểu Nga đặt câu hỏi, đồng thời nhấn mạnh: Việc không quy định mức không tín nhiệm là vô hình trung chúng ta đã hạn chế quyền của đại biểu trong trường hợp đại biểu không tín nhiệm một chức danh nào đó. Trong trường hợp này, đại biểu không có cách nào để thể hiện chính kiến của mình, nếu ghi thêm là không tín nhiệm thì phiếu của mình sẽ trở thành không hợp lệ.

Chỉ nên có hai mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm

Từ phân tích trên, ĐB Lê Thị Nga đề nghị sửa Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm theo hướng quy định hai mức đạt tín nhiệm và không tín nhiệm. Trong ô tín nhiệm thì chia nhỏ thành hai mức là tín nhiệm và tín nhiệm cao.

Luồng quan điểm mức tín nhiệm này nhận được sự chia sẻ cao của các ĐB Quốc hội. ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ hai mức: tín nhiệm và không tín nhiệm là nguyện vọng của cử tri.

bỏ phiếu tín nhiệm, cách chức, từ chức, cán bộ quy hoạch, quốc hội bầu, Bộ Chính trị, Tín nhiệm, không tín nhiệm

 Đại biểu Quốc hội biểu quyết Luật căn cước chiều 20.11.

Theo ĐB Bùi Thị An, nếu để 3 mức lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay sẽ rất khó để đánh giá cán bộ và không đạt được mục tiêu giám sát của Quốc hội. “Ví dụ một vị bộ trưởng nhận được 50% số phiếu tín nhiệm thấp, 50% số phiếu tín nhiệm cao, còn một vị khác nhận được 1/3 phiếu tín nhiệm thấp, 1/3 phiếu tín nhiệm, 1/3 phiếu tín nhiệm cao thì tôi không biết đánh giá ai hơn ai” - ĐB An nêu ví dụ và qua đó nhấn mạnh: Với mức đánh giá này rất khó để giúp cho Đảng quy hoạch, lựa chọn cán bộ, bởi sẽ không biết căn cứ vào đâu, vào số phiếu tín nhiệm cao hay phiếu tín nhiệm thấp.

ĐB Ngô Văn Minh - Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cũng nhấn mạnh, mức tín nhiệm chỉ nên chia làm 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm. Còn thời điểm lấy phiếu thì nên lấy 2 lần trong một nhiệm kỳ, một lần vào năm thứ hai, một lần vào năm thứ tư của nhiệm kỳ, như vậy mới có thể đánh giá chính xác năng lực quản lý lãnh đạo. Chứ nếu lấy phiếu tín nhiệm 4 lần thì quá nhiều, n

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng): Để 3 mức tín nhiệm như hiện hành rất khó đánh giá cán bộ

Việc lấy phiếu tín nhiệm được dư luận hết sức hoan nghênh và đồng tình ủng hộ, tuy nhiên, nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm đang được sửa và theo tôi nên sửa theo hướng tích cực. Trước đây, một nhiệm kỳ lấy phiếu tín nhiệm 4 lần, nhưng theo ý kiến ĐBQH nên lấy làm 2 lần (năm thứ 2 và năm thứ 4), tôi cho rằng ý kiến này là xác đáng nên tiếp thu.

Tôi đồng tình với ý kiến đề nghị nên thay vì 3 mức lấy phiếu tín nhiệm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” như hiện nay, thành 2 mức là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Điều này thể hiện rõ về vai trò lãnh đạo của người được đưa ra để lấy phiếu tín nhiệm, nên không cần phải có mức “tín nhiệm cao và tín nhiệm”.

Việc để mức “tín nhiệm” như trước đây vô tình mặc định cho đại biểu “tín nhiệm” các chức danh được đưa ra lấy phiếu. Tôi nhắc lại là chỉ nên để 2 mức vì trong Hiến pháp cũng quy định là bỏ phiếu tín nhiệm, có nghĩa là tín nhiệm và không tín nhiệm chứ không nên để 3 mức trong việc lấy phiếu tín nhiệm như hiện nay, vì 3 mức như vậy rất khó đánh giá. Ví dụ có người 1/3 là tín nhiệm cao, 1/3 tín nhiệm và tín nhiệm thấp thì đánh giá như thế nào? Nếu giữ nguyên như quy định hiện hành sẽ rất khó, vậy theo tôi phải ghi rất rõ là “tín nhiệm” và “không tín nhiệm”, việc đó là rất rõ và xác đáng.

Theo Lao động


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang