Bắt giữ phương tiện vận chuyển 57.364 lít dầu DO không rõ nguồn gốc
Đại lý bán lẻ xăng dầu có thể được nhập hàng từ nhiều nguồn thay vì chỉ 1 nguồn như hiện tại
TP. HCM lập Tổ công tác điều hành xăng dầu
Hoàn thiện các thủ tục trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung về kinh doanh xăng dầu
Cụ thể, tại khu vực biển có tọa độ 06 độ 10 phút Vĩ Bắc - 105 độ 46 phút Kinh Đông (cách mép phía Bắc vùng chồng lấn Việt Nam - Malaysia 3,2 hải lý), tổ công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu khai thác thủy sản TG 94458 TS có biểu hiện nghi vấn nên triển khai đội hình tiếp cận để kiểm tra.
Kết quả kiểm tra, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện thuyền trưởng và 5 thuyền viên trên tàu TG 94458 TS đang vận chuyển 57.364 lít dầu DO. Tại thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng cùng các thuyền viên trên tàu không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện, bắt giữ 1 phương tiện vận chuyển 57.364 lít dầu DO. Ảnh: Thanh Bình
Theo lực lượng chức năng, xăng dầu hiện là mặt hàng nhập khẩu chịu nhiều loại thuế như: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng… Không những vậy, sắc thuế sau lại được tính trên cơ sở thuế suất nhân với tổng của giá xăng dầu cộng với các sắc thuế trước.
Bên cạnh đó, mỗi lít xăng, dầu phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và trích lập Quỹ bình ổn giá. Kết quả là tỷ lệ thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu hiện chiếm trên 32%. Đây là con số rất lớn kích thích các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn để buôn lậu xăng dầu từ nước ngoài vào nội địa, nóng nhất vẫn là các tuyến vận tải biển với khối lượng lớn.
Giá xăng RON95 hiện nay khoảng 28 .000 - 29.000 đồng /lít. Vậy mỗi lít xăng được buôn lậu trót lọt, các đối tượng sẽ trốn được trên 10.000 đồng tiền thuế, phí các loại. Khoản lợi nhuận quá lớn từ việc buôn bán, tiêu thụ xăng dầu nhập lậu, xăng dầu giả đã khiến một số doanh nghiệp và các "ông trùm buôn lậu xăng lậu" không từ chiêu trò, thủ đoạn nào để đối phó, mua chuộc các lực lượng tham gia phòng chống buôn lậu…
Buôn lậu rõ ràng ảnh hưởng rất lớn, trốn được thuế, trốn thuế tiêu thụ đặc biệt, trốn thuế môi trường, trốn cả bình ổn, thành ra chênh lệch với hàng chính thức rất nhiều, gây thiệt hại cho sản xuất chính thức, nhập khẩu chính thức. Chênh lệch như vậy càng kích thích các đối tượng buôn lậu, từ sản xuất hàng giả, sản xuất xăng dầu giả, gây ra tình trạng ô tô, xe máy đang đi trên đường tự dưng bị bốc cháy. Tuy nhiên, lớn hơn cả, để xăng dầu lậu, xăng dầu giả tuồn vào nội địa với số lượng lớn như vậy còn gây lũng đoạn thị trường xăng dầu trong nước.
Ở một khía cạnh khác, tình trạng buôn bán xăng dầu lậu, giả, kém chất lượng không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu hợp pháp của doanh nghiệp chân chính, gây thất thu ngân sách, mà còn tác động tiêu cực đến việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bên cạnh hệ lụy về kinh tế - xã hội, thất thu ngân sách, còn tồn tại nạn xăng dầu nhập lậu nghĩa là sẽ còn những cán bộ quản lý bị tha hóa, biến chất trước cám dỗ của tiền và vật chất. Điều này gây mất niềm tin và hình ảnh của lực lượng chức năng trên mặt trận chống buôn lậu, gian lận thương mại nói chung. Xăng dầu là mặt hàng có nhiều ngành cùng tham gia quản lý, do đó cần sớm nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và địa phương để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả kiểm tra, xử lý những tiêu cực liên quan đến mặt hàng này.
An Dương