Để tránh đau dạ dày trong ngày tết, cả nhà nên chuẩn bị món ăn này
Sự kiện: Bí quyết sống khỏe
Ăn bưởi sai thời điểm có nguy cơ hại sức khỏe nghiêm trọng
Năm Đinh Dậu 2017: Những tuổi này phải đề phòng ốm đau, mổ xẻ
Canh cua rau đay: Vị thuốc tốt cho sức khỏe ít người biết
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, các chuyên gia Đông y lại bận rộn hơn để đưa ra những lời khuyên hợp lý giúp bạn luôn đảm bảo được phong độ ổn định để đón năm mới.
Tuy nhiên, năm mới là giai đoạn cao điểm trong việc ăn uống, tiệc tùng, dẫn đến nhiều người bị đau dạ dày hoặc có vấn đề về tiêu hóa.
Một trong những món ăn đơn giản, phổ biến trong ngày Tết chính là khoai sọ. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn sử dụng khoai sọ hợp lý, bổ dưỡng và hỗ trợ chữa bệnh.
Khoai sọ là "bạn thân" của người đau dạ dày
Khoai sọ có tên khoa học Colocasia antiquorum Schott, thuộc họ Ráy – Araceae. Cây khoai sọ thân thảo, mềm, mọng nước, phần gốc phình thành củ lớn sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh thành nhiều củ con.
Khoai sọ là món ăn có tác dụng chữa được nhiều loại bệnh
Lá hình khiên, dài tới 20-50cm, gốc hình tim, cuống lá mập, bẹ ôm thân, mọc đứng, dài tới 1-2cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài. Bộ phận sử dụng được là củ và lá.
Một trong những tác dụng tốt của khoai sọ với sức khỏe được chuyên gia Đông y đánh giá cao chính là hỗ trợ chữa viêm, loét dạ dày.
Chúng ta đều biết, cơ chế sinh bệnh viêm, loét dạ dày đều do axít làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axít đó gây tăng tiết hoặc do thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày gây nên.
Một số loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như: rượu, cà phê, ớt, tiêu… Các yếu tố tâm lý khác như căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu… cũng làm thần kinh kích thích, dẫn tới dạ dày tiết nhiều axít.
Theo Trí thức trẻ, chuyên gia Đông y cho rằng, khoai sọ có thể luộc, nấu canh, nấu cùng với các thực phẩm khác để ăn nhiều hơn trong ngày Tết vì đây là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng và chữa bệnh về dạ dày hiệu quả.
Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, tác động lớn vào 3 bộ phận là tỳ, vị và đại tràng. Tán khối kết tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện.
Ngoài ra, khoai sọ còn ích khí, bổ thận, phá huyết, khu phong, giảm đau, trừ đàm tiêu thũng.
Dùng cho các trường hợp phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mãn tính, viêm sưng hạch, chấn thương, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, mụn nhọt…
Báo Sức khỏe đời sống đưa tin, một số món ăn từ khoai sọ mà mỗi gia đình nên chuẩn bị trong những ngày tết.
Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong 2 giờ, cho ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Ngoài ra, khoai sọ, khoai môn còn dược dùng chữa các bệnh:
Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15 - 20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong 2 giờ, gạn lấy nước trong cho uống ngày 1 lần. Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.
Chữa mụn nhọt, đầu đinh: củ khoai tươi và giấm, liều lượng bằng nhau. Đun sôi và nghiền nát, đắp vào chỗ đau.
Chữa vết thương kín sưng nề: khoai sọ 120g, hành sống 3 củ. Giã nát, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng: hoạt huyết tiêu viêm.
Trị rắn cắn, ong đốt: lá khoai tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.
Chữa mề đay: bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống.
Chú ý: khoai sọ, khoai môn phải nấu chín kỹ để tránh gây ngứa.
Trần Thanh (t/h)