Tiêm kích MiG-25: Vũ khí ‘át chủ bài’ nhanh nhất thế giới của Nga

author 21:00 17/02/2017

(VietQ.vn) - Tiêm kích MiG-25 là vũ khí quân sự được cho là nguy hiểm nhất thế giới vào những năm 1960 của Nga trong việc bảo vệ không phận trước các oanh tạc cơ đối thủ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tin tức trên báo VnExpress, tiêm kích MiG-25 sở hữu tốc độ lớn hơn bất kỳ phi cơ quân sự nào trên thế giới thời đó, ngoại trừ máy bay trinh sát SR-71 Blackbird của Mỹ.

Theo chuyên gia quân sự Rober Farley, tiêm kích MiG-25 là "át chủ bài" của Liên Xô trong việc bảo vệ không phận trước các oanh tạc cơ bay cao và tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh như B-58 Hustler hay B-70 Valkyrie vốn được Mỹ phát triển để xâm nhập không phận Liên Xô.

Được trang bị tên lửa tầm xa, radar lớn và động cơ mạnh mẽ, tiêm kích MiG-25 có khả năng đuổi kịp và tiêu diệt các máy bay ném bom siêu thanh này.

 Tiêm kích MiG-25 sở hữu tốc độ lớn hơn bất kỳ phi cơ quân sự nào trên thế giới. Ảnh: VnExpress

 Tiêm kích MiG-25 sở hữu tốc độ lớn hơn bất kỳ phi cơ quân sự nào trên thế giới. Ảnh: VnExpress

Tiêm kích MiG-25 dài gần 24 m, sải cánh 14 m, cao hơn 6m, trọng tải cất cánh tối đa 36,7 tấn được trang bị hai động cơ Tumansky R-15B-300. Nó có thể bay hành trình trong thời gian dài với vận tốc 3.500 km/h, gấp 2,83 lần âm thanh và bất ngờ vọt lên 3.700 km/h. Tuy nhiên, các động cơ sẽ bị hỏng hoàn toàn nếu bay ở tốc độ tối đa trong thời gian dài.

Để thực hiện vai trò đánh chặn và chiếm ưu thế trên không, chiến đấu cơ này được trang bị 4 tên lửa không đối không R-40 với tầm bắn tối đa 80 km. Để phục vụ mục đích trinh sát, tiêm kích MiG-25 mang hệ thống điện tử và thiết bị chụp ảnh tối tân, có thể đạt trần bay cao hơn phiên bản đánh chặn. Một số chiếc còn được tối ưu hóa để thực hiện nhiệm vụ tấn công tốc độ cao.

Theo báo Đất Việt, được đánh giá là dòng chiến đấu cơ bay nhanh nhất thế giới, vì vậy không có gì lạ khi máy bay này đã thực hiện bắn hạ hàng loạt chiến đấu cơ tối tân nhất của Mỹ.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, một chiếc F/A-18 của Hải quân Mỹ do phi công Speicher điều khiển đã bị bắn hạ trong đêm đầu của cuộc chiến bởi một tên lửa không đối không được bắn ra từ một chiếc MiG-25.

Theo tường trình thì vụ bắn hạ F/A-18 là do tên lửa R-40DT bắn từ một chiếc MiG-25PDS do phi công Zuhair Dawood thuộc phi đội số 84 của Không quân Iraq thực hiện. Sự kiện này đã khiến MiG-25 là máy bay duy nhất sau Chiến tranh Việt Nam đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian chiến tranh.

 Tiêm kích MiG-25 được đưa vào biên chế vào kho vũ khí quân sự của Nga trong thập niên 1970. Ảnh: Đất Việt

 Tiêm kích MiG-25 được đưa vào biên chế vào kho vũ khí quân sự của Nga trong thập niên 1970. Ảnh: Đất Việt

Cũng trong thời gian chiến tranh vùng Vịnh, các chiến đấu cơ Mỹ tiếp tục gặp kết cục thảm và “sốc” trước tốc độ khủng khiếp của tiêm kích MiG-25. Đặc biệt, đã có ít nhất 1 chiếc F-111 bị buộc phải từ bỏ nhiệm vụ bởi một một chiếc MiG-25 trong 24 giờ đầu của cuộc chiến, trong một không kích vào Tikrit...

Tuy nhiên, tiêm kích MiG-25 được đưa vào biên chế trong thập niên 1970, cùng thời điểm chiếc B-58 bị loại biên và 8 năm sau khi Mỹ hủy dự án B-70. Dù đối thủ chính của MiG-25 không còn, Liên Xô vẫn quyết định chế tạo tới 1.186 tiêm kích loại này để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Liên Xô chưa từng cấp giấy phép sản xuất MiG-25 ở nước ngoài, Trung Quốc cũng không có khả năng sao chép loại chiến đấu cơ này.

Sự xuất hiện của dòng máy bay này cùng hàng loạt kỷ lục hàng không khiến Mỹ phải thay đổi chương trình tiêm kích chiến thuật, cho ra đời tiêm kích F-15 Eagle. Sau vụ đào tẩu chấn động của phi công Viktor Belenko đến Nhật Bản năm 1976, người Mỹ mới nắm được tính năng thật sự của tiêm kích này.

Máy bay Yak-130: ‘Sát thủ tí hon’ cực nguy hiểm của Không quân Nga(VietQ.vn) - Máy bay Yak-130 là vũ khí quân sự tuy nhỏ nhưng có thể thực hiện các sứ mệnh tấn công hạng nhẹ và trinh sát và xứng đáng là một tiêm kích đa năng thực thụ.

Tuy nhiên, tiêm kích MiG-25 lại có nhiều lỗi. Hạn chế trong công nghệ sản xuất khiến nó nặng hơn chiến đấu cơ phương Tây, khó cơ động ở tốc độ cao và không dễ điều khiển ở độ cao thấp. Radar của tiêm kích này bị hạn chế trong các tình huống chiến đấu thông thường.

Do được chế tạo chỉ với nhiệm vụ đánh chặn oanh tạc cơ Mỹ, tiêm kích MiG-25 không có khả năng tác chiến linh hoạt, thích ứng với nhiều tình huống chiến trường khác nhau như những loại tiêm kích đa nhiệm khác. Ngày nay chỉ còn rất ít tiêm kích MiG-25 trong biên chế, chủ yếu là trong không quân Algeria và Syria. Hầu hết các tiêm kích MiG-25 đều bị loại biên ngay sau khi Liên Xô tan rã.

Dựa trên nền tảng tiêm kích MiG-25, Liên Xô phát triển tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-31, khắc phục được nhiều hạn chế của phiên bản cũ, trong khi vẫn giữ được các tính năng then chốt. MiG-31 cũng là tiêm kích đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), công nghệ mà phương Tây phải 20 năm sau mới sở hữu.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang