Phát hiện hành tinh có khả năng sinh sống gần Trái Đất nhất

author 07:19 18/12/2015

(VietQ.vn) - Các nhà thiên văn học mới phát hiện một hành tinh đá, nặng gấp 4 lần khối lượng Trái Đất, là hành tinh có khả năng sinh sống gần nhất được tìm thấy bên ngoài hệ Mặt Trời.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Việc tìm kiếm Trái Đất thứ hai, nơi mà con người có thể định cư khi xảy ra tận thế đã có một bước tiến mới khi các nhà khoa học tìm thấy thêm một hành tinh giống Trái Đất có tên Wolf 1061c. Đây là một hành tinh đá, nặng gấp 4 lần khối lượng Trái Đất, là hành tinh có khả năng sinh sống gần nhất được tìm thấy bên ngoài hệ Mặt Trời cho đến nay, cách chỉ 14 năm ánh sáng. Wolf 1061c là một trong 3 hành tinh xoay quanh ngôi sao lùn đỏ có tên Wolf 1061, ghi nhận trên Kiến Thức.

Người phát hiện ra hành tinh Wolf 1061c và ngôi sao lùn đỏ Wolf 1061 là tiến sĩ Duncan Wright và nhóm nghiên cứu của ông thuộc Đại học New South Wales (UNSW). Hào hứng chia sẻ về nghiên cứu của mình, tiến sĩ Wright cho biết: "Đây là một phát hiện đặc biệt thú vị bởi cả 3 hành tinh xoay quanh ngôi sao lùn đỏ đều không nặng dù chúng là thiên thể đá và có bề mặt cứng. Hành tinh trung (hành tinh nằm giữa), Wolf 1061c luôn nằm trong vùng "Goldilocks", nơi nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và rất có thể sự sống đang diễn ra tại nơi đây", ông giải thích thêm. 

Sơ đồ vị trí của hành tinh đá Wolf 1061c và sao lùn đỏ Wolf 1061. Ảnh: UNSW

Sơ đồ vị trí của hành tinh đá Wolf 1061c và sao lùn đỏ Wolf 1061. Ảnh: UNSW

Theo Zing News, ngược lại, hành tinh Wolf 1061b quá gần ngôi sao nên nhiệt độ bề mặt rất cao, còn Wolf 1061 d quá xa ngôi sao nên bề mặt rất lạnh. 18 ngày là thời gian phiên bản song sinh của Trái Đất xoay quanh Wolf 1061 - ngôi sao có nhiệt độ bề mặt thấp hơn nhiều so với Mặt Trời. Khoảng cách từ Wolf 1061c tới ngôi sao lùn đỏ chỉ bằng 10% khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.

"Do di chuyển quá gần ngôi sao, rất có thể một bán cầu của Wolf 1061c luôn hướng về phía ngôi sao, giống như việc một phía của Mặt Trăng luôn hướng về Trái Đất", Wright lập luận. Hành tinh thứ nhất có quỹ đạo là 5 ngày, hành tinh thứ 2 có quỹ đạo 18 ngày, và hành tinh thứ 3 - hành tinh được nhận xét “giống Trái Đất”- Wolf 1061c có quỹ đạo 67 ngày.

“Thật tuyệt vời khi nhìn vào khoảng không rộng lớn ngoài kia và nghĩ rằng có một ngôi sao rất gần với chúng ta và sở hữu một hành tinh có sự sống”, tiến sỹ Wright cho biết. Ghi nhận trên VOV, hiện có khoảng 100 tỷ ngôi sao trong dải Ngân hà và ít nhất một nửa trong số chúng là sao lùn đỏ. Nhờ vào kính viễn vọng không gian Kepler, các nhà khoa học biết rằng khoảng một nửa trong số những ngôi sao lùn đỏ có các hệ hành tinh quanh xung quanh chúng.

Nguyễn Thùy (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang